[Book Extracts] Goodbye, things: The new Japanese Minimalism – Lối sống tối giản của người Nhật – ぼくたちに、もうモノは必要ない

Chapter 3: 55 tips to help you say goodbye to your things

Tip 1: Discard the preconception that you can’t discard your things
Trước hết hãy từ suy nghĩ: Không bỏ được

There’s no such thing as a person whose nature won’t allow him or her to discard their things. We only think we’re unable to part with our possessions. “Learned helplessness” is a term used in psychology that can explain what’s happening here. Though we have the ability to get rid of things, we’ve given up trying because we’ve experienced a number of failures.
But we’re all able to part with our things; we just need to become aware of the reasons why we’ve been unable to do this so far. It isn’t because of your nature, and therefore you’re certainly not to blame. You’re simply inexperienced—that’s all there is to it. You aren’t familiar with the habit of discarding your possessions and you’ve gotten used to keeping them.

Trên đời này chẳng có ai là có tính “không thể vứt đồ đi được”, đó chỉ là những suy nghĩ trong đầu chúng ta mà thôi. Trong tâm lý học có một thuật ngữ là “Tập nhiễm bất lực”. Nó có nghĩa là thực tế, bạn có khả năng cải thiện tình hình, nhưng sau khi trải qua vài lần thất bại “không vứt đi được”, bạn không còn muốn thay đổi tình trạng này nữa.
Nếu ý thức được tại sao bạn không thể vứt đi được thì dần dần, bạn sẽ làm được và quyết định vứt bỏ không còn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Thực tế là không tồn tại loại người không thể vứt bỏ đồ đạc, cũng như không tồn tại kiểu tính cách như vậy. Bạn không vứt đi được không có nghĩa bạn là người xấu xa, chỉ đơn giản là bạn chưa luyện được “kỹ năng vứt bỏ” mà thôi. Hay nói cách khác, bạn chỉ tạo cho mình “thói quen không vứt bỏ” mà chưa trang bị thói quen vứt bỏ vậy.

Tip 2: Discarding something takes skill
Vứt bỏ là một kỹ thuật

In the same way that you won’t wake up one morning and discover that you’ve suddenly become fluent in French if you’ve never even studied it, you can’t become a master at danshari, or de-cluttering and parting, overnight. I’ve thrown away a lot, but it’s taken me more than five years to do this. (It is possible to do it more quickly.)
The act of discarding things in itself does not take time. Day one, you throw out the garbage. Day two is for selling your books and CDs. Day three, you sell your electric appliances. Day four is for selling large pieces of furniture, or taking them to the donation center. A week is actually all the time you need to reduce your possessions, no matter how much you may have. It’s not the act itself but the decision to act that takes time. In the same way that your skills in a foreign language will improve with practice, so will the act of getting rid of things. The more you do it, the less time it will take to decide, and the easier it will be to say goodbye to your things. It’s actually a skill.

Nếu không tập nói tiếng Pháp, bạn không thể nói chuyện với người Pháp được. Cũng tương tự như vậy, nếu không luyện tập ngay từ bây giờ thì bạn không thể trở thành chuyên gia vứt đồ được. Từ ngày tôi bắt đầu vứt bỏ đồ đạc cho đến nay đã hơn 5 năm rồi. Tất nhiên bạn có thể rút ngắn thời gian này lại. Bản thân việc vứt đồ không tốn thời gian. Ngày thứ nhất bạn vứt rác, ngày thứ hai bạn bán hết sách và đĩa CD, ngày thứ ba bạn dọn hết đồ điện gia dụng, ngày thứ tư bạn xử lý các dụng cụ trong nhà… Chỉ cần một tuần là bạn có thể dọn hết đồ đạc dù nó có cồng kềnh thế nào đi nữa. Vậy nên, chuyện tốn thời gian không nằm ở khâu vứt đồ, mà đó là lúc bạn quyết tâm bỏ đồ gì đi. Cũng giống như học ngoại ngữ, bạn càng nói nhiều thì càng giỏi, càng vứt đồ nhiều, bạn càng thành thạo. Đến khi bạn tạo cho mình thói quen vứt bớt đồ đi rồi thì quãng thời gian từ lúc quyết định đến lúc vứt thực sự càng được rút ngắn. Cuối cùng, bạn có thể thoải mái mà vứt đồ đi. Thực sự, vứt đồ chính xác là một kỹ thuật.

Tip 3: When you discard something, you gain more than you lose
Khi vứt một món đồ, được nhiều hơn là mất.

Though it may seem like reducing your possessions means you’re losing out on something, I think it’s best to reset our minds on that point. There are more things to gain from eliminating excess than you might imagine: time, space, freedom, and energy, for example. I’ll get into more detail in chapter 4 but let me just tell you now that the list of the things you gain is really limitless.
You can’t help but fixate on something that you’re about to throw away because it’s right in front of you. And the potential gains from this action aren’t visible, so it’s hard to be aware of them. But trust me, there is actually more to gain than there is to lose. Rather than thinking about the loss of everything you discard, direct your attention to the things that you’ll be gaining.

Lúc vứt bớt đồ đạc, thường thì trong lòng bạn chỉ cảm thấy thật mất mát khi phải bỏ đi một thứ gì đó. Nhưng hãy nói lời chào thân ái với suy nghĩ ấy đi. Vì những thứ bạn có được còn nhiều hơn tưởng tượng của bạn đấy. Đó là thời gian, là không gian, là việc dọn dẹp dễ dàng, là sự tự do hay là năng lượng cho bản thân… Những lợi ích này tôi sẽ giới thiệu kĩ hơn với bạn trong chương bốn, nhưng thực sự những gì bạn có được sau khi vứt bớt đồ đạc là không thể đong đếm được.
Bởi vậy, khi vứt thứ gì đó đi, đừng nghĩ đến chúng nữa mà hãy nghĩ đến những lợi ích chúng mang lại cho bạn. Tôi có thể quyết tâm vứt bớt đồ đạc đi cũng là nhờ nhận ra những lợi ích như vậy. Ngược lại, nếu bạn không nhìn thấy mặt tốt trong việc này thì rất khó để có thể hình thành thói quen giảm bớt đồ đạc. Và thực sự thì những lợi ích mà bạn không nhìn ra ấy còn lớn hơn rất nhiều so với những đồ dùng bạn vứt đi.
Vậy nên, khi vứt bớt đồ, bạn hãy nghĩ đến mặt tốt mà mình có được nhé.

Tip 4: Ask yourself why you can’t part with your things
Hỏi bản thân tại sao không thể vứt nó

There probably aren’t many people who will suddenly decide to reduce the number of possessions that they have and become a minimalist overnight. As I said earlier, the act of discarding things is a skill. It’ll be hard at first to place your possessions in a trash bag or put them up for sale. There are still a lot of items that I can’t get around to throwing away myself. But it isn’t something to be embarrassed about. And there’s no need to get rid of everything at once. I think it’s important to think about why there are some things that we can’t part with.
Take a minute to really focus on each item you can’t part with and ask yourself why. Is it because it was expensive? Is it because you feel guilty about throwing it away? Are you ashamed that you were never able to make good use of it? Do you feel bad for the person who gave it to you? Does it feel like you’re throwing away a fond memory that is attached to it? Is your vanity preventing you from parting with something? Or is it just easier to leave it where it is?
Don’t worry if you can’t discard your possessions all at once. The important thing is to ask yourself why you may be reluctant to part with some of your belongings. You might be surprised by the answers.

Chắc hẳn không có mấy người chỉ trong một đêm có thể thành người sống tối giản được. Như tôi đã nói ở trên, vứt đồ chính là một kỹ thuật. Bởi vậy nên ngay cả bản thân tôi, từ một người không dám vứt đồ trở thành như hiện nay cũng có rất nhiều thứ không nỡ vứt đi. Không dám vứt đồ không phải là điều gì đáng xấu hổ, nhưng trước hết bạn cũng cần phải làm rõ lý do vì sao bạn không nỡ vứt đồ như vậy. Giai đoạn đầu tiên này, dù bạn không vứt được gì thì cũng không sao cả.
Tôi đã nhiều lần tự hỏi, vì sao mình lại không thể vứt những món đồ này đi. Và tôi cũng đã thấy thật nhiều lý do: Bởi những thứ này rất đắt, bởi nếu vứt chúng đi thì thật tội lỗi, bởi tôi cảm thấy thật tiếc vì không sử dụng hết chúng. Hoặc cũng có thể vì tôi cảm giác như mình đang vứt bỏ những kỉ niệm đáng nhớ, hay mỗi lần thấy chúng tôi lại không vứt được. Thậm chí lí do đơn giản chỉ là việc vứt đồ thật phiền toái.
Nói tóm lại, lúc mới bắt đầu, bạn có thể không vứt được gì cả, nhưng phải xác định rõ lý do không vứt đi được là gì.

Tip 5: Minimizing is difficult, but it’s not impossible
Tối thiểu hoá tuy khó, nhưng không phải không khả thi

The Dutch philosopher Baruch de Spinoza observed that when people say something is impossible, they’ve already decided that they don’t want to do it. Though we may have a sincere wish to part with all our excess things, our sense of comfort from owning them may be stronger.
We shouldn’t rationalize this comfort by saying that because some item is full of memories, or it was given to us by a dear friend, that we simply can’t let it go. Yes, such beautiful reasons may certainly exist, but often the key reason is that it would just be a lot of trouble to discard.
We tend to prefer the path of least resistance. Discarding something requires effort, and leaving it as is would definitely be the easy choice. But if we keep putting off the work of minimizing, we’ll eventually end up surrounded by too much.
If you really want to live as a minimalist, you need to make that desire your top priority.

Nhà triết học Spinoza đã nói: “Khi người ta nói không làm được tức là người ta không muốn làm”. Khi bạn nghĩ muốn cắt giảm đồ đạc trong nhà, thì đồng thời trong đầu bạn cũng có suy nghĩ không muốn vứt chúng đi. Vì thế nên việc xác định rõ lý do thực sự khiến mình không muốn làm rất quan trọng.
Nếu bạn nói đó chỉ là những cảm giác của bạn thì cũng thật khó mà tin được. Hay bạn có thể đưa ra vài lý do rất hay như: những món đồ này chứa đầy kỉ niệm hay đây là món quà tôi nhận được từ một người rất quan trọng… Nhưng đằng sau những lý do mỹ miều ấy, thực ra chỉ là bạn ngại việc vứt đồ tốn công sức hay quá phiền toái mà thôi.
Con người luôn có xu hướng thích duy trì trạng thái và thích hưởng lạc. Nếu phải chọn giữa việc phải hoạt động khi vứt đồ và việc được an nhàn khi để đồ dùng ở nguyên vị trí thì chắc hẳn ai cũng muốn chọn vế sau rồi. Thế nhưng, nếu bạn chỉ muốn được an nhàn khi “để đồ dùng ở nguyên vị trí” thì chẳng mấy chốc bạn sẽ bị chôn vùi trong đống đồ đạc khổng lồ. Thế nên, bạn hãy nghĩ đến cảm giác đấy mỗi khi muốn vứt đồ đi nhé.

Tip 6: There are limits to the capacity of your brain, your energy, and your time
Bộ nhớ, năng lượng và thời gian của chúng ta đều là những thứ có giới hạn

I used to have multiple bank accounts and a lot of bank cards fattening up my wallet. While these were thin cards that didn’t take up much physical space, they took up a lot of the memory I had available in my brain. How much did I have left in each account? When should I withdraw the funds in each? What if I lost a card and someone went ahead and used it? Just going to the police and reporting the loss would take up a lot of my time.
With our fifty-thousand-year-old brain hardware, we don’t have the room to waste time or energy on those little cards, or really on any extra possessions. It’s wiser to clean up our system and delete all the unnecessary data so we’re free to function efficiently and happily.

Tôi đã gom hết các tài khoản ngân hàng của mình và bỏ bớt mấy cái thẻ không cần thiết. Xét về trọng lượng thì thẻ rút tiền hay thẻ tín dụng cũng chỉ là mấy tấm thẻ mỏng mà thôi. Nhưng nếu có quá nhiều thẻ thì chúng sẽ chiếm một lượng lớn bộ nhớ của bạn. Bạn sẽ phải nhớ hiện trong các thẻ mình có bao nhiêu, ngày rút tiền là ngày nào, rồi còn phải đề phòng trộm cắp, hay lúc mất ví thì nguyên việc báo mất thẻ cũng đã tốn thời gian rồi.
Trong bộ nhớ của con người, ổ cứng được lập trình cách đây năm nghìn năm và đến giờ vẫn không được cải tiến, chẳng có chỗ để nhét được những thứ vô bổ như vậy. Thậm chí tôi còn muốn xóa cả những dữ liệu, những ứng dụng dư thừa để đẩy nhanh tốc độ hành động của mình.

Tip 7: Discard something right now
Vứt bỏ mọi thứ ngay bây giờ

Maybe you’re thinking that you’ll de-clutter right after you finish the project you’re working on right now. Or you might say to yourself that you’ll get to it someday after things settle down. But we all know that as long as we’re ruled by our dear old possessions, that day will never come.
We think we can’t become a minimalist until our lives have settled down. But it’s actually the other way around; we won’t be able to settle down until we’re living a minimalist life. All that time we so desperately need is within our grasp, but we have to create it ourselves by saying goodbye to all those extra things. That’s why it’s a good idea to start now. Make it a top priority.
Discarding things may take some skill, but you don’t have to perfect that skill before you start taking action. Don’t wait until you’ve finished reading this book. The best way to go about it is to hone your skills as you part with your possessions. Why not close this book this very moment and discard something?
If you wait until you have the time, you’ll never have the time. This is the first step, right now, toward a minimalist life.

Khi nào có thời gian, tôi sẽ vứt bớt đồ đi. Sau khi suy tính kỹ càng, tôi sẽ vứt đồ vào một lúc nào đó. Xin thưa với bạn là khi bạn còn chìm trong đống đồ đạc của mình thì cái “lúc nào đó” chính là vĩnh viễn.
Không phải là khi bình tĩnh suy nghĩ lại thì bạn mới vứt được cái gì đó đi, ngược lại, sau khi vứt đồ đi, bạn có thể tĩnh tâm suy nghĩ về nhiều thứ. Cũng không phải là vì có thời gian mà bạn mới vứt được đồ, mà sau khi vứt đồ đi, bạn mới có thời gian cho mình. Vậy nên, hãy vứt đồ ngay từ bây giờ. Vứt đồ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bạn.
Vứt đồ là một kỹ thuật, nhưng không phải sau khi thành thục kỹ thuật ấy bạn mới vứt được đồ. Cũng không phải nhờ đọc cuốn sách này mà bạn có thể bỏ đi món gì được. Chỉ có vừa vứt đồ, vừa rèn luyện kỹ thuật bản thân mới là con đường tốt nhất cho bạn. Ngay bây giờ bạn có thể gấp cuốn sách này lại và lấy túi rác ra thực hành được rồi đấy.
Nếu bạn không vứt đồ ngay bây giờ, bạn sẽ chẳng bao giờ biết vứt cái gì được. Chờ đến khi bạn suy tính kỹ càng, chờ đến khi bạn có thời gian thì vĩnh viễn bạn cũng không thể dọn được đồ trong nhà. Vứt đồ, chính là bắt đầu cho mọi thứ.

Tip 8: There isn’t a single item you’ll regret thrwoing away
Chẳng có món đồ nào bạn sẽ thấy hối tiếc khi vứt đi

Since the days of my old messy apartment, I think I’ve reduced my possessions to around 5 percent of what I used to own. That’s 950 out of 1,000 items. And you know what? There really isn’t a single item that I miss. Even if there had been such an item at the time, I can’t even remember what it was. That’s how insignificant all those things were to me. There really isn’t a single item that I think about and pine over.
It seems to me that this fear of regret is what prevents us from saying goodbye. It’s certainly understandable; we all have these types of fears. But if you’re wondering whether you might need that ten-year-old jacket that’s been sitting in the back of your closet forever, or those sea shells you picked up on the beach when you were a toddler, go ahead and tell yourself that there’s probably not a single item that you’ll regret throwing away.

Từ lúc tôi bắt đầu dọn bớt đồ đến bây giờ, đồ đạc trong nhà tôi hiện có đã được giảm xuống còn khoảng 5%. Tức là nếu tôi có 1000 món đồ thì tôi đã vứt đi 950 món rồi. Thực sự là trong 950 món đó chẳng có món nào tôi hối tiếc sau khi đã vứt đi cả. Thậm chí còn có những món mà tôi chẳng thể nào nhớ ra nó nữa. Trong lòng tôi cảm thấy: “Vứt được chúng đi thật là tốt”. Thực sự, không có một món nào khiến tôi phải ôm chăn mà tiếc nuối.
Thực ra, cảm giác phiền toái khi phải vứt thứ gì đó đi chính là sự lo lắng của bạn, sau khi vứt đi, nếu cần dùng đến thì phải làm thế nào, hay thực sự là sau khi vứt đi thì sẽ thoải mái hơn chứ…
Tôi rất hiểu nỗi lo lắng ấy của bạn. Bất cứ ai cũng sẽ lo lắng những điều như vậy. Nếu bạn đang lo lắng, hãy nghe câu nói này: Sau khi vứt đi, chẳng có món đồ nào khiến tôi phải hối hận. Đối với những món đồ mà bạn vứt đi, hãy nói với chúng rằng: Vứt được chúng mày đi thật là tốt.

Tip 9: Start with things that are clearly junk
Bắt đầu với những thứ rõ ràng là rác

The best way to get used to discarding things is to make it a habit. Let’s say you want to make it a habit to go jogging early in the morning. An effective way to do this is to aim to go to the door on the first day. The objective for the second day is to do that and put on your running shoes. You gradually keep adding to your small accomplishments to achieve a bigger objective. Ichiro Suzuki, one of the best baseball players in Japan and America, said the accumulation of small achievements is the only way to do something incredible. The same applies to throwing things away. Maybe you start by throwing away some old torn-up flip-flops. The next day, you get rid of some ancient boots with holes in the bottom. You feel emboldened and throw away your moldy old raincoat the next day. Bit by bit, you build on your achievements.
But before we get into any of that, a good basic first step is to start with what anyone would consider garbage. Throw away empty cans or food containers that aren’t being used. Check your refrigerator and get rid of the expired food items. Discard clothes with holes in them. Throw away broken appliances. Start by clearing out the things that have clearly become junk.

Để tập cho mình thói quen vứt đồ, bạn cần biết vận dụng phương pháp luận về việc tạo thói quen cho mình. Ví dụ, khi bạn muốn tập thói quen chạy bộ, thì tốt nhất bạn hãy làm như sau: Ngày đầu tiên, đặt mục tiêu là “đi đến thềm nhà”. Ngày thứ hai, mục tiêu là “đi giày chạy bộ ở thềm nhà”. Cứ như vậy, bạn chỉ cần đặt ra những mục tiêu nho nhỏ cho mình. Khi đạt được mục tiêu đề ra ấy, bạn sẽ có cảm giác thành công nho nhỏ. Và nếu bạn tích đủ những thành công nhỏ ấy, bạn có thể đi đến thành công lớn hơn. Cầu thủ Ichiro đã từng nói: “Việc tích góp nhiững điều nhỏ nhặt chính là một con đường đưa bạn đến với bất ngờ”. Và việc vứt đồ cũng giống như vậy, bạn hãy gom cho mình những niềm vui nho nhỏ khi “đã vứt được rồi” nhé.
Trước hết, bạn hãy bắt đầu từ việc vứt những rác thải mà bất cứ ai cũng có thể thấy. Đấy là mấy cái chai rỗng hay mấy hộp cơm hết… Nếu chúng đang nằm rải rác trong nhà bạn thì hãy vứt chúng luôn đi nào. Sau đó, bạn hãy kiểm tra tủ lạnh và nhớ vứt những đồ ăn quá hạn sử dụng luôn nhé. Tiếp tục, bạn hãy vứt những bộ quần áo đã rách, những đồ điện dân dụng bị vỡ, hỏng… Đó chính là rác thải mà bất cứ ai cũng thấy rõ. Việc vứt bớt đồ đạc của bạn cũng bắt đầu từ khâu này đấy.

Tip 10: Minimize anything you have in multiples
Giảm thiểu những đồ mà bạn có nhiều cái

It’s easy to minimize things you have in multiple numbers. Go on, take a look. Do you have two or three pairs of scissors? Do you have a bunch of unused ballpoint pens? Two calligraphy paintbrushes? We often lose track of how many of the same items we have because we don’t have a designated spot to keep them. That’s often how we start cluttering up our space. And the more you have, the harder it is to know what you have.
If you have three pairs of scissors, you can start by throwing away one of them. It’s easy to choose which one that will be: the pair you aren’t particularly fond of or the pair that you don’t use. You can still cut with fewer scissors. You can still write with fewer pens.
Try to reduce the multiples of anything you have to one.

Có một loại đồ rất dễ để vứt, đó chính là những món đồ có nhiều trong nhà. Đồ dùng, dụng cụ các loại chỉ cần một cái là đủ. Tại sao trong nhà lại có đến hai, ba cái kéo. Tại sao lại có đến năm, sáu cái bút bi chẳng viết đến bao giờ, rồi còn có hai cái bút lông mà chẳng mấy khi viết đến. Bạn không thể nhớ hết vị trí của các món đồ trong nhà vì cũng một món lại có nhiều cái, chúng không có chỗ để cố định nên đương nhiên sẽ nằm lung tung trong nhà bạn. Thậm chí, bạn còn chẳng biết được món này trong nhà mình có bao nhiêu cái nữa.
Nếu bạn có ba cái kéo, bạn không bắt buộc chỉ được giữ một cái. Trong ba cái, bạn có thể vứt đi một cái cũng được. Cách lựa chọn cũng rất đơn giản, bạn cứ vứt cái nào xấu nhất, cái nào không dùng đến hay cái nào cùn nhất. Bạn giảm số lượng kéo trong nhà không có nghĩa là bạn không cắt được nữa. Bạn vứt bớt bút đi cũng không có nghĩa là bạn không viết được nữa.
Hãy giảm dần số lượng của những món đồ có nhiều, để cuối cùng bạn chỉ cần giữ lại một cái thôi.

Tip 11: Get rid of if you have not used it in a year
Vứt những thứ đã không dùng trong một năm

If you haven’t used something during the past four seasons, you probably don’t need it. The one exception would be the emergency equipment and supplies that you keep in case of a disaster.
Dust isn’t very pleasant but it is a useful sign that tells us maybe it’s time to consider throwing an item away. The heavier the layer of dust, the less we’ve used something. An item that you haven’t used this past year probably won’t suddenly become necessary next year or the year after that. And if there is something you happen to use once every three years, why not rent it when you need it? Let’s free up all that time and energy we spend maintaining things that we never use.

Với những đồ mà cả năm bạn không dùng đến thì sau này bạn cũng chẳng dùng đến nó. Năm nay bạn không dùng, thì năm sau không có nó cũng chẳng có chuyện gì. Những món đồ đấy bạn không nên giữ lại làm gì, tốt nhất là vứt đi thì hơn. Tuy nhiên, những đồ dùng phòng cho trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, thiên tai… thì lại khác đấy nhé.
Bụi bặm là thứ đáng ghét, dù ta có lau chùi bao nhiêu lần thì nó vẫn sẽ bám lại. Nhưng đồng thời, nó cũng là dấu hiệu cho thấy ta nên vứt bỏ cái gì. Những món đồ bám bụi chắc chắn là những món đồ không được sử dụng. Những gì năm nay chúng ta không dùng thì đến năm sau, năm sau nữa chúng ta cũng không cần đến. Bạn hãy dừng ngay việc tiêu tiền bạc, sức lực và thời gian để bảo quản chúng.

Tip 12: Discard it if you have it for the sake of appearance
Vứt những thứ mà bạn vốn chỉ sắm theo cách nhìn của người khác

The possessions that we truly enjoy, however, are the things we use often that don’t require a lot of effort to maintain. And while the trappings of a successful lifestyle are tempting, you might want to consider letting go of the things you keep just to show off to others.

Nếu bạn không cần phải tốn công tốn sức để bảo quản món đồ nào đó mà có thể sử dụng hết các tính năng của nó, đồng thời thấy vui vẻ mỗi khi dùng thì đó chính là món đồ mà bạn cần. Ngược lại, nếu những món đồ đó sắm về chỉ để có được sự nhìn nhận của người khác thì bạn nên vứt nó ngay thôi.

Tip 13: Differentiate between things you want and things you need
Phân loại thứ bạn muốn và thứ bạn cần

Here’s an exaggerated example. You’re climbing a mountain but you aren’t well equipped. You’re wearing thin clothing, you don’t know anything about the environment, and you get lost. The temperature drops, it starts pouring rain, and you’re trembling from the cold. Desperate, you finally find a small lodge where you step inside and warm your freezing body with a blanket. That blanket is an item that you truly need.
You can avoid buying more things simply by first asking yourself if it’s something that you actually need. The Buddhist monk Ryunosuke Koike says he puts his hand against his chest when he’s not sure about an item, and it will feel uncomfortable if the item is merely something that he wants. This discomfort is a symptom of dissatisfaction, of the mistaken belief that there’s something missing from his life even though he already has everything he needs.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể. Bạn ăn mặc gọn nhẹ, tay không lên núi. Bạn bị lạc ở một nơi nào đó mà bạn không biết. Rồi thời tiết chuyển xấu, mưa lạnh, ẩm ướt. Không đồ ăn, thức uống. May mắn bạn tìm được một lán nhỏ, tìm được một cái chăn ấm. Cái chăn đó chính là đồ vật cần thiết cho bạn.
Khi bạn nghĩ muốn một món đồ nào đó, nếu bạn tự hỏi mình nhiều lần xem nó có thực sự cần thiết không, có lẽ bạn sẽ bỏ qua hầu hết các món đồ. Thiền sư Koike Ryunosuke đã nói: Bạn hãy thử đặt tay lên ngực. Nếu bạn cảm thấy thật khổ sở, thì đó không phải là thứ bạn cần, mà đó chỉ là thứ bạn muốn có mà thôi. Khi bạn cảm thấy “khổ sở” tức là bạn đang nghĩ mình còn thiếu thốn cái gì đó trong khi bạn đang rất đầy đủ rồi.

Tip 14: Take photos of items that are tough to part with
Chụp ảnh những món đồ mà bạn khó có thể vứt

I think throwing away your material possessions and throwing away your memories are two completely different actions. As long as you still have the images, you’ll be able to recall your experiences. A work of art that your child made in grade school, a souvenir from a trip, or a gift that someone gave you—take pictures of them and it’ll be easier to throw these things away when you feel like you can’t. I can say from experience that it’s very unlikely that you’ll actually go back and look at the images. I’ve taken thousands of pictures and I think I’m just about ready to delete them. When I do, I know it’ll mean that I’ve started to become more focused on the present. Until the day comes when I can discard unnecessary things without a second thought, I think I’ll continue to snap away.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc vứt đồ hoàn toàn khác với việc vứt những kỷ niệm ấy. Có những người dù biết vậy nhưng vẫn không nỡ vứt đi, có lẽ đó chính là sự tốt bụng của con người. Những bức ảnh chính là để gợi nhớ cho bạn về những kỉ niệm đáng nhớ ấy. Nào là bài văn con làm ở trường, quà kỷ niệm từ chuyến du lịch, hay món quà được tặng từ ai đó… Nếu bạn chụp ảnh chúng lại, bạn sẽ dễ dàng vứt chúng đi hơn.
Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn cũng chẳng mấy khi xem lại những bức ảnh đó đâu. Tôi đã chụp cả nghìn bức ảnh nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy xóa nó đi cũng được rồi. bạn càng vứt đi nhiều thì bạn lại càng chỉ chú ý đến “hiện tại” của mình thôi. Nhưng cho đến lúc bạn có thể thoải mái vứt đồ mà không cần chụp ảnh thì trước hết bạn cứ chụp chúng lại đi nhé.

Tip 15: It’s easier to revisit your memories once you go digital
Chuyển những kỷ niệm thành dữ liệu sẽ giúp bạn dễ ôn lại kỷ niệm hơn

As a fan of film photography, there’s no telling how much I spent on film and development costs. I always had my favorite compact camera tucked away in my bag and I loved taking pictures, but what I wasn’t very good at was organizing the material afterward. The photo prints and the negatives were stuffed haphazardly in bags after I had them developed, and it was impossible to tell when they’d been taken. I put them away in my closet and it was a hassle to even pull them out.
Once I decided to go minimalist, I scanned all my prints on ScanSnap, as well as the letters I’d received from people over the years, and made everything digital. It’s now easy to see them on my computer if the mood strikes, and with the dates and places included in the names of the folders, the materials make sense chronologically. And by backing everything up in cloud storage, I can access my precious albums wherever I may be in the world.

Tôi đã từng rất thích máy ảnh phim. Đến bây giờ tôi cũng không tính được hết tiền mua phim và tiền rửa ảnh của mình là bao nhiêu nữa. Lúc nào tôi cũng mang theo chiếc máy ảnh bỏ túi yêu thích mỗi khi ra ngoài. Tôi thích chụp ảnh, nhưng lại chẳng bao giờ biết sắp xếp lại những bức ảnh mình đã chụp. Những bức ảnh đã in ra, phim âm bản… tất cả đều được nhét nguyên trong túi sau khi tôi đã rửa ảnh ở cửa hàng. Thế nên nhiều lúc tôi cũng chẳng nhớ mình chụp mấy tấm này ở đâu, lúc nào. Vả lại, tôi chụp được bức nào là cất vào tủ bức đấy nên phải rất lâu tôi mới lấy ra xem lại. Tóm lại, tôi là kẻ chỉ thích chụp ảnh thôi chứ chẳng xem lại bao giờ.
Tôi đã scan hết mấy tấm ảnh chụp và cả những bức thư nhận được bằng Scan Snap rồi chuyển chúng thành file dữ liệu. Và bây giờ thì tôi có thể dễ dàng xem lại chúng bất cứ lúc nào. Bạn chỉ cần đặt tên file là ngày và nơi chụp, là có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm gắn liền với những bức ảnh đó. Thậm chí bạn có thể lưu trữ ở hai nơi cũng được. Nếu lưu chúng vào Cloud Storage, bạn có thể xem lại album của mình ở bất cứ nơi đâu.

Tip 16: Our things are like roommates, except we pay their rent
Anh đồ đạc, người bạn ở chung phòng, đến cả tiền nhà cũng không trả

We all would like to live in a nice, spacious home. But when you really think about it, we just want to allow Our Things to live in a comfortable environment. And what do we get in return? Our Things aren’t going to pitch in with the rent, and they aren’t going to help us take care of the household chores. Instead, they create extra work for us. Do we really want to continue to pay the rent for them? It’s wiser to kick them out.

Có lẽ ai trong số chúng ta cũng mong muốn rằng: “Ước gì mình được sống trong trong một ngôi nhà to đẹp nhỉ”. Nhưng thực ra đó không phải là ước muốn cho bản thân chúng ta, mà là ước muốn của anh đồ đạc này khi muốn ở một nơi rộng rãi mà thôi. Anh chàng này chẳng bao giờ làm một việc nhà nào để có thể sống gọn gàng ngăn nắp hơn, thậm chí còn gây thêm cho chúng ta nhiều việc nhà phiền phức khác. Những trường hợp như vậy chúng ta không thể nào cứ thoải mái trả tiền nhà cho anh ta được, hãy cho anh ta ra khỏi nhà, hoặc để mấy anh quá to béo phải giảm cân thôi.

Tip 17: Organizating is not minimizing
Dọn dẹp không đồng nghĩa với tối thiểu hoá

We have a custom of tackling major housecleaning at the end of the year. We throw some things out, we clean up anything we have lying around, and we put it all out of sight. We attempt to make good use of unused space and stow our belongings so they won’t get in the way as we go about our daily lives. But as time passes, we become busy with other things, and naturally, we’re back with our clutter a year later. Unless we’re extremely fastidious, we’ll end up going through this cycle time and again. This is because organizing is not minimizing.
Instead of relying on organization techniques, you should first focus on decreasing the amount of things you have to put away. Once you do that, your space will naturally become less cluttered; the cycle will be broken. I have so few items in my apartment, it simply doesn’t get cluttered. The concept of clutter itself has left me!

Trong lần tổng vệ sinh cuối năm, chắc ai cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Và bạn cũng sẽ vứt bớt một vài thứ trong nhà và sắp xếp lại mấy món đồ linh tinh nằm rải rác khắp nhà. Nhưng, bạn hãy nghĩ xem, sang năm bạn cũng sẽ lặp lại như vây. Bạn chỉ cố để mấy món đồ này không ra khỏi vị trí cố định ban đầu của nó. Bạn cũng chỉ thu dọn lại mấy món vương vãi khắp nhà, hay cố nhét chúng vào đâu đấy. Việc này chỉ làm bạn tốn thời gian, bận rộn thêm và khiến mọi thứ quay về tình trạng ban đầu thôi. Chỉ với việc dọn dẹp, sửa sang nhà cửa thì bạn sẽ phải lặp đi lặp lại nó mãi mà thôi.
Điều quan trọng hơn việc dọn dẹp, sửa sang đó chính là giảm số lượng đồ đạc trong nhà. Nếu bạn giảm được số lượng đồ đạc thì tự nhiên sẽ giảm được tình trạng đồ đạc vương vãi khắp phòng. Bây giờ thì trong phòng tôi chẳng có mấy đồ đạc nên cũng không có chuyện đồ đạc bừa bãi và lung tung.

Tip 18: “Tackle the nest (storage) before the pest (clutter)
Hãy vứt bỏ cái tổ mang tên “dọn dẹp”

Do we go about killing insects one by one and then finally get started on the nest after such a tedious process? Of course not; those pests will be multiplying faster than we eliminate them.
The same can be said for the nests that we call storage. Even if we clear it out thoroughly, we’ll eventually start filling it up again. So the most effective method for cleaning up is to do away with the nest itself.

Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ tương tự trong trường hợp diệt sâu như sau. Sau khi bạn giết hết con này đến con khác thì liệu tổ của nó có sạch hết sâu hay không? Dù bạn có giết từng con một thì đến một lúc nào đó, sâu trong các tổ lại tăng lên. Tương tự như vậy, nếu bạn có một cái tổ mang tên dọn dẹp, dù bạn có giảm được đồ đạc trong nhà thì đến một lúc nào đó, những món đồ cũng sẽ “sinh sôi” thêm, càng ngày càng nhiều hơn nữa.

Tip 19: Leave your “unused” space emtpy
Hãy để nguyên không gian không dùng đến

When we talk about home organization, the concept of “unused” space becomes important. We see an area where we haven’t put anything, and we think of it as unused space. Naturally, we put our various skills to use and try to fill the void.
A storage area packed with our possessions is like a crowded commuter train. It isn’t a soothing sight. And it takes more time and effort than we think to maintain its initial state. It’s actually open space, left empty, that gives us peace of mind. While your brain may at first think of them as “unused” spaces, these open areas are incredibly useful. They bring us a sense of freedom and keep our minds open to the more important things in life.

Nói đến việc dọn dẹp, không thể không nhắc đến khái niệm “không gian chết”. Thường thì với các khoảng trống không làm gì trong nhà, ta thường tận dụng nó tối đa để chất đầy đồ đạc.
Giống như khi bạn lên một chiếc xe buýt chật cứng người, khi bạn nhìn thấy đống đồ bị nhét vào mọi ngóc ngách bạn cũng sẽ thấy bức bối khó chịu. Thêm vào đó, việc dọn dẹp hết đống đồ đó tốn công sức hơn bạn tưởng rất nhiều. Có một câu nói là: Tác dụng của thứ vô dụng. Câu này có nghĩa là có những thứ nhìn qua tưởng như vô dụng nhưng thực tế lại có tác dụng vô cùng to lớn. Và chính những khoảng trống nhìn qua thì có vẻ là “không gian chết” này lại giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống.

Tip 20: Let go of the idea of “someday”
Hãy vứt ý tưởng “một lúc nào đó” nhưng chẳng bao giờ đến

We’re always thinking about “someday.” We keep empty cookie tins or beautiful paper bags, thinking they might come in handy someday. We hold on to foreign language textbooks because we’re going to start studying someday. We’ll get to all those hobby items and tools once things quiet down. Someday. That’s what we tell ourselves. But we know by now that that time is probably never going to come. May I make a gentle suggestion? Let go of “someday.” Things we don’t need now will probably never be needed.

Tôi hay tích trong nhà đầy những hộp kẹo rỗng, những chiếc túi xinh đẹp phòng khi “một lúc nào đó” sẽ dùng. Rồi còn cả quyển sách tiếng Anh mà tôi định học lúc rảnh hay bộ đồ chơi tôi đang chơi dở. Nhưng thực tế thì thời điểm “một lúc nào đó” ấy sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Thế nên bạn hãy vứt hết chúng đi, chỉ cần giữ những món đồ cần thiết cho hiện tại mà thôi.

Tip 21: Say goodbye to who you used to be
Hãy vứt một thời lưu luyến

When discarding anything, it’s important to consider whether it is something that you need right now. In the same way that trying to prepare for someday in the future is futile, so is clinging to what used to be in the past.
Holding on to things from the past is the same as clinging to an image of yourself in the past. If you’re the least bit interested in changing anything about yourself, I suggest you be brave and start letting things go. Leave only the items that you need moving forward from this very moment.

Điều quan trọng khi vứt bớt đồ đạc đó là nó có quan trọng với mình “ngay lúc này” hay không. Cũng giống như việc dù bạn có chuẩn bị sẵn đồ dùng cho một lúc nào đó trong tương lai thì cuối cũng cũng sẽ thành lãng phí, nếu bạn cứ giữ mãi những đồ vật trong quá khứ, thì những món đồ này sẽ tăng lên mãi không thôi.
Nếu bạn thực sự muốn thay đổi, chỉ nên giữ những thứ cần thiết cho “hiện tại” mà thôi.

Tip 22: Discard the things you have already gotten about
Vứt những món đồ lãng quên

I think the ideal minimalist is someone who can give a rundown of every item that they own. We should be able to recall our possessions if they’re all necessary things that we use regularly, right? In other words, if we’ve forgotten that they even exist, then it’s pretty obvious that we don’t really need them.

Một người sống tối giản lý tưởng là có thể cho đi hết những đồ vật của mình. Nếu chỉ giữ những món đồ hay sử dụng, những món thật cần thiết cho mình thì chắc chắn bạn có thể nhớ hết những đồ vật mình đang có. Hay nói ngược lại, những món đồ mà bạn đã quên thì thực sự không phải là thứ quan trọng với bạn.

Tip 23: Don’t get creative when you are trying to discard things
Đừng trở thành nhà sáng tạo khi bạn đang cố gắng vứt đồ

We can get amazingly creative when we don’t want to part with something. For example, you might stop and say to yourself, “This empty cookie tin might appear to be useless, but wait . . . what if I were to reuse it as a container for storing my medications?”
“I really should say goodbye to this worn-out tote bag. . . . But hey, I could use it as a place to keep my paper bags!”
“This perfume bottle may be pretty, but it’s about time I got rid of it. Oh, hold on, I’ve just come up with a splendid idea! I’ll go to the hardware store—one of these days—and pick up the wires I need to hook it up as a beautiful lamp!”
Chances are, the beautiful lamp that you’ve just envisioned will never come to be. Most of these thoughts are desperate ideas that pop into our minds because we really don’t want to part with our old possessions. We are never more creative than when we’re trying to throw things out. No matter how fantastic these ideas might be, it’s probably wiser to do your best to ignore them.

Mỗi khi vứt đồ, chúng ta có thể nảy ra những ý tưởng sáng tạo đáng kinh ngạc mà bình thường không bao giờ nghĩ đến.
“Từ từ đã nào. Cái hộp kẹo rỗng này trông có vẻ còn dùng được vào việc gì đó. Nếu dùng nó làm hộp đựng thuốc thì sao nhỉ.”
“Quả nhiên, cái túi Tote này không dùng được nữa rồi, ngày mai vứt nó đi thôi. Ơ không, dùng nó để đựng mấy cái túi giấy cũng được ấy nhỉ.”
“Cái lọ nước hoa này đẹp thật đấy, nhưng mà mình chẳng dùng nữa, hay là vứt đi thôi. À không! (khi nào có thời gian) mình sẽ mua dây điện ở Tokyu Hands và biến nó thành một cái đèn tuyệt đẹp.”
Có lẽ, bạn sẽ chẳng bao giờ làm xong cái đèn đấy đâu. Thực ra, bạn chỉ nghĩ ra mấy ý tưởng kỳ quái này để trốn việc phải vứt đồ đi mà thôi. Dù những ý tưởng này có vẻ khả thi đến đâu đi chăng nữa thì cũng không đang tin được. Mỗi khi chúng ta vứt đồ là chúng ta lại có thể biến thân thành một nhà sáng tạo hàng đầu thế giới.

Tip 24: “Let go of the idea of getting your money’s worth
Hãy bỏ ý tưởng “lấy lại vốn”

One reason why we tend to think it’s a waste to discard something is that the item might have been expensive when we first bought it. Somewhere in the back of our minds, we’re thinking that we haven’t gotten our money’s worth yet. But the reality of the matter is that we most likely never will.
Whether or not you have any interest in the stock market, you would probably agree that it’s wiser to get rid of stocks if they continue to fall with no prospects of a rebound. The same can be said for the bulk of our possessions. We should let go of the concept of getting our money’s worth, and cut our losses sooner rather than later.

Một trong những lý do chính khiến chúng ta cảm thấy “Tiếc quá!” mỗi khi vứt đồ đó chính là những món đồ đó rất đắt. Và trong đầu chúng ta luôn có suy nghĩ: “Nó đắt đến thế mà mình lại chưa lấy lại được hết vốn nữa”. Tuy nhiên, trong tương lai bạn cũng không có khả năng lấy lại tiền vốn đâu.
Dù bạn có hứng thú với thị trường chứng khoán hay không, thì có lẽ bạn cũng đồng ý rằng bán đi cổ phiếu đang trên đà giảm và không còn triển vọng tăng trưởng là một quyết định thông minh. Đồ đạc cũng tương tự. Chúng ta nên loại bỏ suy nghĩ lấy lại vốn, cắt giảm bớt càng sớm càng tốt.

Tip 25: There’s no need to stock up
Không cần thiết để dự trữ

Start by keeping just one extra package on hand. And then don’t replenish it. You can go out and buy another package (just one) the next time you run out. It isn’t very considerate to have a bunch of extra supplies just for yourself, especially in times of emergency. Let’s get in the habit of not stocking up now.

Nếu bạn hay tích sẵn đồ trong nhà, thì bước đầu chỉ mua nhiều thêm một cái. Sau khi dùng hết đồ trữ sẵn lại mua thêm một cái nữa. Sau đó mới dần dần giảm xuống còn không. Nếu trong nhà hết đồ, bạn có thể ra ngoài mua tiếp. Trong những trường hợp khẩn cấp, nếu chỉ biết mua tích đồ cho bản thân mà không nghĩ đến người khác thì thật đáng xấu hổ. Hãy dừng việc mua hàng tích trữ trong nhà!

Tip 26: Feeling the spark of joy will help you focus
Cảm nhận sự vui vẻ sẽ giúp bạn tập trung

In her best-selling book on the magic of tidying up, Marie Kondo came up with the killer phrase about sparking joy. The simple method of touching objects and leaving only the things that spark joy can be very useful. Things that you aren’t in love with but cost you a lot of money, things that you have not been able to use well that have become more of a burden, things that you’ve worn down from overuse—these tend not to spark joy. This test can be quite reliable.

Có một câu nói nổi tiếng trong cuốn sách Nghệ thuật bài trí của người Nhật, bán rất chạy của Marie Kondo là: “Trái tim đập rộn ràng”. Đây chính là bí quyết khi phân loại đồ đạc, bạn nên chạm vào từng món đồ và chỉ giữ lại những món nào khiến bạn thực sự cảm thấy xúc động. Và thực sự thì phương pháp chọn đồ đơn giản này cũng vô cùng tiện lợi. Những món đắt tiền nhưng không hợp thời nên chẳng sử dụng bao giờ, những món đồ không dùng đến mà lại khiến mình phải mất công bảo quản… những món này chắc chắn sẽ không khiến bạn cảm thấy lưu luyến. Bạn hãy tin vào cảm giác “rộn ràng” từ con tim mình.

Tip 27: Auction services are a quick way to part with your possessions
Dịch vụ đấu giá là một cách nhanh chóng để từ bỏ bớt đồ đạc

I’ve used a number of auction services to let go of a lot of my possessions, including the clothes I’ve barely ever worn, my unused electrical appliances, and my cherished camera collection. I learned this important lesson from a piece of photography equipment—a combination film developer and photo printer—I used to own. It was something that I’d gotten at an auction for about 150,000 yen (about $1,500)—with a loan from a friend—but I never got around to using it. I hung on to it thinking that in spite of the trouble it would take to put it up for auction myself, I was bound to get at least a 100,000 yen (about $1,000) for it. But in the end, I developed an urge to get rid of it right away and ended up throwing it in the trash.

Bản thân tôi đã vứt được rất nhiều thứ nhờ các địa điểm bán đấu giá. Những bộ quần áo không mặc đến, những đồ điện gia dụng không dùng, bộ sưu tập máy ảnh… Trong đó, thứ khiến tôi không thể quên được chính là máy tráng phim. Lúc trước, tôi đã phải vay bạn đến 150 nghìn yên để mua nó, cuối cùng lại chẳng dùng đến một lần. Cứ mỗi lần nghĩ đến việc đem chiếc máy ra chỗ bán đấu giá cũng chỉ có 100 nghìn yên thôi, nên tôi lại giữ mãi trong nhà. Cuối cùng, tôi lại vứt nó vào khu rác tái chế.

Tip 28: Use auctions to take one last look at your things
Sử dụng các cuộc đấu giá để nhìn lại các món đồ lần cuối

Kouta Itou, one of the people I introduced earlier, thinks this extra effort is actually what makes auctions the best way to part with your belongings. Kouta used to be surrounded by his musical instruments and gear, and got rid of them through auctions. He recommends auctions because the effort of preparing photos and compiling descriptions of your possessions gives you the chance to revisit the feelings you had when you first obtained those things.
And then you can also think about the reasons why each item is no longer needed. The auction preparation leads you to reflect on what those possessions had once meant to you. Kouta says it’s during these procedures that he promises to never again buy something he doesn’t need. Saying goodbye to his things at auction lets him move forward.

Theo anh Itou Kota, người tôi đã giới thiệu ở đầu cuốn sách, dù mất nhiều thời gian nhưng các sàn bán đấu giá này lại là cách tốt nhất để cắt giảm đồ đạc. Anh Itou vốn có rất nhiều dụng cụ, thiết bị âm nhạc và nghe nói anh đã sử dụng các dịch vụ bán đấu giá này để giảm bớt chúng. Lý do tôi khuyên bạn nên dùng các cuộc đấu giá là quy trình của nó mất khá nhiều thời gian. Bạn sẽ phải chụp bức ảnh thật tốt, và tóm lược lại đặc điểm, tính năng của món đồ đó. Nhờ vậy, bạn sẽ nhớ lại phần nào cảm giác lúc mới mua nó. Và bạn cũng có thời gian xem xét lại món đồ một lần nữa, suy nghĩ về lý do mà bạn không cần đến nó. Vì phải mất khá nhiều thời gian và công sức nên bạn sẽ chắc chắn hơn với suy nghĩ: Nếu mua một lần nữa, sẽ không mua thứ giống thế này. Đây chính là lợi ích khi dùng dịch vụ bán đấu giá.

Tip 29: Use a pickup service to get rid of your possessions
Sử dụng dịch vụ thu dọn tại nhà để bỏ bớt đồ đạc

Packing and shipping your stuff after auctions can be a hassle. There’s an easier way: Consider a pickup service that comes to your door to collect your things. Though they don’t pay as much as what you might get through an auction sale, these kinds of services are very convenient. Their people come to your home to buy your goods, and you don’t even have to go to the trouble of packing them.

Khi bán hàng qua sàn đấu giá, bạn sẽ mất khá nhiều công sức cho việc chuyển đồ. Bạn sẽ phải dùng hộp giấy, hộp xốp để gói ghém kỹ càng trước khi cho chuyển đi. Qua sàn bán đấu giá, giá của món đồ cũng bị rẻ hơn ít nhiều. Thế nên bạn có thể dùng dịch vụ bán đồ tại nhà. Bạn sẽ chẳng phải mất công gói ghém, vận chuyển, người mua sẽ đến tận nhà bạn để lấy đồ.

Tip 30: Don’t get hung up on the prices that you initially paid
Đừng cứ mãi nghĩ về giá tiền mà bạn mua lúc đầu

When I bought my forty-two-inch plasma TV, I think it must have cost me about 80,000 yen (about $800). I sold it for 18,000 yen (about $180). As for my home theater setup, I paid 40,000 yen (about $400) for it and later sold it for 5,000 yen (about $50). I have to admit that I’d been expecting to sell these items at higher prices. They were in good condition, and I had only used them for about three years. But then I realized I’d been fixated on how much I paid when I first bought these products. It’s hard to part with your possessions if you confuse their current values with their original prices.
A new car becomes a used car the day after you’ve bought it. In the same way, your possessions continue to lose value with the passage of time. Though we tend to put high price tags on our belongings, we should try to think objectively about their true value when they’re turned over to other people. Let’s forget the generous estimates when it comes to our possessions. That will make it easier to part with them.

Khi tôi mua một chiếc tivi Plasma 42 inch, giá mua lúc đấy là 80 nghìn yên. Đến lúc bán tivi, tôi chỉ bán được với giá 18 nghìn yên. Rạp chiếu phim trong nhà lúc mua là 40 nghìn yên, lúc bán chỉ còn 5 nghìn yên.
Nói thực là tôi đã nghĩ nó sẽ được giá hơn một chút. Vì đây đều là hàng đã dùng ba năm nên khi đưa đi bán đấu giá, giá thành có thể bị chênh lệch một chút. Tuy nhiên, lúc đó chúng ta chỉ nghĩ đến giá tiền lúc mua chúng mà thôi. Vì thế chúng ta càng khó có thể bán chúng đi được.
Dù là xe mới hay nhà mới thì chỉ cần qua ngày thứ hai cũng sẽ trở thành đồ cũ. Ngày qua ngày, giá trị của món đồ đấy cũng sẽ giảm dần so với giá tiền lúc mua về. Nhưng vì là đồ của mình nên bao giờ ta cũng nghĩ đến nó với giá trị cao nhất. Khi nhượng lại đồ cho người khác, bạn hãy thử đứng từ vị trí của họ để nhìn nhận giá trị của món đồ này, có thể bạn sẽ dễ dàng cho nó đi cũng nên.

Tip 31: Think of stores as your personal warehouses
Hãy nghĩ các cửa hàng nhưng là kho chứa đồ trong nhà bạn

Author Daisuke Yosumi writes that we should consider stores as our personal warehouses. All those stores out there pay good sums of money to secure space so they can stock all sorts of goods for us, and they manage their items with care. Convenience stores welcome us around the clock. Yosumi suggests we should not think of these places as shops where we buy goods, but instead as our warehouses where we go to get something when we need it.

Tác giả Yosumi Daisuke có giới thiệu trong một tác phẩm của mình về ý tưởng: “Coi cửa hàng như kho chứa đồ trong nhà bạn”. Ý tưởng này có vai trò quan trọng trong việc cắt giảm đồ dự trữ trong nhà. Theo ý tưởng này, các cửa hàng chính là kho chứa đồ có thể đảm bảo được về chỗ chứa các đồ dùng cũng như luôn bảo quản cẩn thận các món đồ đấy phòng khi chúng ta cần đến chúng. Và các cửa hàng tiện lợi chính là những kho đồ luôn mở cửa 24 giờ cho chúng ta. Mỗi khi chúng ta đến cửa hàng, không phải là chúng ta đến mua đồ mà là đến để lấy đồ.

Tip 32: The city is our personal floor plan
Phố phường chính là phòng khách nhà bạn

I can understand people’s desires to have a big, comfortable couch in the middle of a big, comfortable living room. I wouldn’t mind having something like that myself. But I don’t think it has to be set up in our homes. My “living room” is a diner in my neighborhood that has couches that are always comfortable and inviting, not to mention clean and tidy, where I can sit and relax for as long as I like. There’s another coffee shop I frequent where they never complain no matter how many hours I sit there and chat with friends over cups of freshly brewed coffee.

Tôi rất hiểu những bạn nào muốn kê một chiếc sô pha thật lớn trong nhà để khách khứa có thể ngồi thoải mái khi đến chơi. Tuy nhiên, tôi thấy bạn không cần thiết phải có phòng khách trong nhà mình. Bạn có thể để nó trong khu phố của bạn. Với tôi, phòng khách của tôi chính là một nhà hàng gia đình trên phố, nơi tôi có thể ngồi bao lâu tùy thích và có ghế sô pha vô cùng êm ái. Đó cũng là một quán cà phê cổ điển, nơi bạn chỉ cần gọi một ly cà phê và có thể ngồi nói chuyện bao lâu tùy thích.

Tip 33: Discard any possessions that you can’t discuss with passion
Hãy vứt bỏ những thứ bạn không hiểu rõ về nó

An item chosen with passion represents perfection to us. Things we just happen to pick up, however, are easy candidates for disposal or replacement. We’re bound to be less satisfied with all those other things we’ve unconsciously accumulated. I think our lives are better when our belongings stir our passions. As long as we stick to owning things that we really love, we aren’t likely to want more.

Những món đồ có lý do rõ ràng như vậy luôn là những món đồ hoàn hảo với chúng ta. Còn những món mà bạn không biết vì sao lại chọn nó thì hãy vứt đi hoặc đổi sang thứ khác. Những món đồ không có lý do rõ ràng thì cũng không mang lại cho bạn cảm giác thỏa mãn. Nếu bạn sở hữu những món đồ mà bạn hiểu rõ, thì bạn sẽ không còn ước ao đến những thứ mà mình không có nữa.

Tip 34: If you lost it, would you buy it again?
Nếu bạn mất nó, liệu bạn có mua lại nó không?

A key way to gauge your passion for something you own is to ask yourself, “If I were to somehow lose this, would I want to buy it again at full price?”
If the answer is yes, that item is something that you truly love. It’s a necessity for you.
On the other hand, if you aren’t the least bit interested in buying that same item again, there’s clearly something about the product that you dislike. Maybe you’re keeping it because it’s “good enough.” But that’s not good enough; say goodbye to those ho-hum things.
It’s the things you’d be willing to buy again that give you true satisfaction.

Một cách khác khá hiệu quả để quyết định xem món đồ này có thực sự cần thiết với mình hay không chính là bạn hãy tự hỏi: “Nếu mình đánh mất món này, liệu mình có mua lại một cái giống hệt với giá tiền như thế không nhỉ?”
Hay nói ngược lại, nếu bạn nghĩ: Không, nhất quyết tôi sẽ không mua thêm một lần nào nữa… thì đó chính là những món đồ mà bạn chẳng bao giờ dùng đúng chức năng của nó, hoặc nó không xứng đáng với số tiền mà bạn đã bỏ ra. Vì vậy, hãy vứt chúng đi. Nếu bạn nghĩ: Lần sau mình sẽ mua cái khác vậy. Điều đó có nghĩa là bạn không ưng món đồ ở điểm nào đó, và bạn cũng nên vứt nó đi thì hơn.

Tip 35: If you can’t remember how many presents you’ve given, don’t worry about the gifts you’ve gotten.
Nếu bạn không thể nhớ bạn đã tặng bao nhiêu món quà, đừng lo về số quà bạn tặng

If you have a gift at home that you feel guilty about not using, it’s better to just come clean and part with it. If someone actually gets upset when they find out that you’ve thrown away something that they gave you in the past, it means they’re not as concerned about your relationship in the present. In that case, you may want to distance yourself from that person anyway. I know I wouldn’t want to become someone who can only convey feelings of love or friendship through material objects.

Nếu bạn nhận được một món quà không cần thiết từ ai đó, nếu bạn vẫn còn đang nhìn nó và thở dài, tốt nhất bạn nên vứt nó đi. Đó cũng chính là cách bạn tôn trọng người tặng. Giả sử có ai đó giận bạn vì đã vứt món quà anh ta tặng trước đây, tôi nghĩ là bạn nên giữ khoảng cách với người đó, những người không bao giờ coi trọng “hiện tại” của bạn. Bản thân tôi cũng không muốn trở thành người chỉ biết thể hiện tình cảm của mình qua vật chất.

Tip 36: Try to imagine what the person who passed away would have wanted
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người đã mất và cảm nhận

Tip 37: Discarding memorabilia is not the same as discarding memories
Bỏ đi vật kỷ niệm không đồng nghĩa với bỏ đi kỷ niệm

It’s the memories that we can recall without the aid of objects that are truly important. By getting rid of our extra possessions, we’ll start to remember the important things from our past without being distracted by all that excessive memorabilia.

Sau khi đi qua bộ lọc của kí ức, những việc quan trọng tự nhiên sẽ lưu lại trong trí óc của mình. Và dù không có những món đồ gợi nhớ đến những kỉ niệm đó, tôi cũng có thể nhớ được chúng. Hơn nữa, nhờ vứt bớt đồ đạc, tôi cũng không bị chúng làm phiền nữa, thậm chí còn có thể nhớ rõ hơn những điều quan trọng đấy.

Tip 38: Our biggest items trigger chain reactions
Cắt đứt gốc phát sinh trong chuỗi gia tăng dụng cụ

Let’s say we switched from having one smartphone to two. We should realize that we haven’t just added a single smartphone to our lives. We might get a case for the new smartphone, put a protective sheet of film over it, buy a power charger, covers for the earphone jack, and of course a strap. Before you know it, we’ve accumulated five new items. Things tend to bring in more things.
And if we buy a computer, there’s no limit to the extras that we’ll probably end up buying: a desk, printer, scanner, USB memory sticks, an external hard drive, word processing software, cleaning tools, and so on. Conversely, we’ll be able to get rid of a lot of items at once if we dispose of the initial source. When I sold my TV, I was also able to dispose of my PS3, the hard drive for recording, and the home theater set that connected it all. All the wires and adapters, including their power plugs, also went. If we work up the courage to get rid of our biggest possessions, there’s a big payoff.

Khi bạn chuyển từ một chiếc điện thoại sang dùng hai cái, số lượng đồ đạc tăng lên không chỉ có một chiếc điện thoại đâu. Đi kèm với nó còn là khoảng không gian mà chiệc điện thoại này chiếm chỗ, là màng bọc chống vân tay. Ngoài ra còn có cả tai nghe, móc treo nữa. Vậy là cùng một lúc bạn phải sắm thêm đến năm món nữa rồi.
Nếu bạn mua máy tính, bạn còn phải có thêm giá đỡ, máy in, máy scan, USB, ổ cứng ngoài, phần mềm xử lí văn bản, dụng cụ vệ sinh… Cứ như vậy, khi bạn sắm thêm một món đồ nào đó sẽ có cả cơ số các món phụ kiện đi theo. Vậy nói ngược lại, nếu bạn vứt được món đồ bắt đầu cho chuỗi đồ dùng đấy, bạn có thể vứt thêm rất nhiều thứ khác. Khi tôi bỏ chiếc tivi, tôi có thể bỏ thêm những đồ kết nối cùng nó như: thiết bị chiếu phim trong nhà, PS3 và cả ổ cứng ngoài để quay phim. Thậm chí tôi còn vứt được cả đống dây cáp nối thiết bị, các đầu chuyển đổi hay cục sạc… Khi bỏ chơi điện tử, tôi cũng chẳng cần phải giữ lại sơ đồ đánh quái, thẻ gỗ hay cúp danh hiệu nữa.

Tip 39: Our homes are not museums, they don’t need collections
Nhà của chúng ta không phải viện bảo tàng, chúng không cần các bộ sưu tập

For most of us, our collections aren’t priceless, and they take up a lot of home space. The things that are truly valuable are bound to be professionally collected and properly stored by someone somewhere. When it comes to collections, be brave. Let them go. Our homes aren’t museums. We can always visit a real museum to see rare, beautiful objects.

Hầu hết chúng ta, những bộ sưu tập là vô giá, và chúng cũng chiếm lượng lớn không gian trong nhà. Những thứ thật sự có giá trị này có khả năng được lưu trữ chuyên nghiệp và đúng cách bởi ai đó ở một nơi nào đó. Khi nói đến các bộ sưu tập, hãy dũng cảm. Hãy vứt chúng đi. Nhà chúng ta không phải viện bảo tàng. Chúng ta có thể ghé thăm các viện bảo tàng và xem những thứ quý hiếm bất cứ lúc nào.

Tip 40: Be social; be a borrower
Hãy kết giao, hãy trở thành người mượn

The desire to hold on to things can also be seen as a desire to avoid troubling someone else for anything. If you should suddenly have a desperate urge to see your old yearbook, all you have to do is contact one of your old friends and ask them to let you see it. Though you might feel like you’re bothering them, in reality they’ll probably welcome the chance to spend some time together reminiscing. Anyone who gives you the cold shoulder for a nostalgic request like that isn’t really a friend.

Mong muốn giữ những món đồ cũng có thể xem như mong muốn tránh làm phiền người khác. Nếu bạn bất chợt muốn mươn cuốn album cũ từ một người bạn cũ, tất cả những gì bạn phải làm là liên lạc với người khác và hỏi mượn họ cuốn album. Mặc dù bạn thấy như vậy là làm việc họ, nhưng thật tế họ sẽ sẵn sàng dành thời gian cùng bạn hàn thuyên chuyện cũ. Bất cứ ai cho bạn cái nhìn lạnh lùng khi bạn tìm đến họ cùng sự hoài niệm thì họ thật sự không phải là một người bạn.

Tip 41: Rent what can be rented
Thuê bất cứ thứ gì có thể thuê được

Why not start by renting something as a trial and then buying it if you really do use it often and you’re crazy about it? When you think about the trouble of maintaining most items, rentals are a surprisingly handy and affordable solution.

Tại sao chúng ta không bắt đầu bằng việc thuê thứ gì đó về dùng thử rồi sau đó hẵn mua nếu mình thật sự cần và thích nó. Khi bạn nghĩ về những rắc rối khi phải giữ hầu hết những món đồ, thì thuê là giải pháp dễ tiếp cận nhất.

Tip 42: Social media can boost your minimizing motivation
Mạng xã hội có thể thúc đẩy động lực tối thiểu hoá của bạn

A helpful trick when going on a weight loss diet is to tell everyone about it. This also works when you’re reducing your possessions. It’s easy to come up with excuses when you’re doing it alone, but we all care about what other people think of us—so why not use that to our advantage? For example, you can use social media to tell people that you’re going to cut your clothes collection in half, and make the process public. Share photos of the items you’ve gotten rid of, or the interior of your closet as it gradually gets cleaned up. Unlike when you’re trying to do this alone, you’ll get encouragement from your friends, which will boost your motivation.

Trong ăn kiêng có một phương pháp khá hiệu quả là nói cho mọi người biết mình đang ăn kiêng. Cách này cũng có thể áp dụng được trong việc vứt đồ. Nếu ăn kiêng một mình, kiểu gì bạn cũng nghĩ ra đủ lý do để không thực hiện đúng tiến độ. Tuy nhiên, như tôi đã nói, con người rất hay để ý đến ánh mắt của người khác, thế nên ta có thể lợi dụng đặc điểm này. Ví dụ bạn viết mục tiêu của mình lên mạng xã hội là: cắt giảm một nửa số quần áo. Sau đó bạn đăng ảnh những bộ đồ bạn đã vứt cùng với tủ quần áo của bạn mỗi khi vứt thứ gì đó đi. Việc này hoàn toàn khác khi bạn thực hiện một mình. Những phản ứng, nhận xét của mọi người có thể trở thành động lực cho bạn.

Tip 43: What if you started from the scratch?
Sẽ thế nào nếu bạn bắt đầu từ con số không?

In a thought-provoking documentary film called My Stuff, the protagonist takes all of his belongings, puts them in storage, and allows himself to retrieve only one item each day. On the first day, he really does have nothing on him; he runs to his storage unit wearing nothing but a newspaper to hide his private parts. He retrieves a coat on the first day and sleeps on the hard floor.
The film was an experiment to see what’s really important. Though we might not want to go to the same extreme, we can imagine doing the experiment ourselves. Ask yourself which of your items would truly be necessary if you were to start with zero belongings. What if everything you owned was stolen? What if you had to move next week? Which items would you take with you? There are probably a lot of things we have sitting around in our homes for no particular reason. Think about starting from scratch, and it will become clear which items are essential.

Có một bộ phim tài liệu khá thú vị là 360 ngày cho cuộc sống giản đơn. Có một ngày, nhân vật chính cất hết đồ dùng dụng cụ của mình vào trong kho và tự đặt ra quy tắc: mỗi ngày chỉ được lấy ra một thứ. Ngày đầu tiên, trên người cậu ta hoàn toàn không có gì cả, thế nên cậu ta chỉ lấy giấy báo để che bộ phận quan trọng và lao nhanh trên đường hướng đến chỗ nhà kho. Và ngày đầu tiên đó cậu ta chỉ lấy ra một chiếc áo khoác rồi nằm ngủ trên nền nhà cứng.
Đây chính là cuộc thí nghiệm nhằm tìm ra món đồ quan trọng với bản thân mình. Dù bạn không thể làm như nhân vật chính trong phim, nhưng bạn cũng có thể làm một thí nghiệm tương tự trong trí tưởng tượng của mình. Bạn hãy coi mình không có bất cứ thứ gì và mỗi ngày bạn chỉ có thể lấy một thứ duy nhất. Vậy những món đồ này sẽ xếp thứ mấy trong trình tự chọn đồ của bạn? Nếu bạn bị trộm đồ, bạn có muốn mua lại với giá như cũ không? Tuần sau bạn chuyển nhà, bạn có mang nó đi cùng không? Có lẽ phần lớn những món đồ bạn lấy đều chẳng có lý do nào đặc biệt mà chỉ lấy đi trong vô thức mà thôi. Đặt câu hỏi cho chính những món đồ của bạn là một điều hết sức quan trọng. Hỏi đồ đạc trong nhà cũng chính là bạn đang tự hỏi mình về vị trí của chúng trong cuộc sống của bạn.

Tip 44: Say “see you later” before saying goodbey
“Giả vờ” vứt thử

When you aren’t sure if you really want to part with something, try stowing it away for a while. A technique that minimalists often use is to gather all the things they’re considering getting rid of and place them in a box or in the closet. The trick is to tuck the items away in a place where they do not usually belong. They can even be placed in a garbage bag, so that they are on standby for disposal. Even though they’re sitting in a garbage bag, it doesn’t mean that you have to actually throw them away quite yet.
A week or a month goes by—the time will depend on the type of items—and if you’ve managed just fine without them, there’s your answer: they aren’t necessary for you. If a need arises for some of the items during that period, you don’t have to throw those away.

Khi có những món đồ khiến bạn đắn đo không biết có nên vứt hay không, bạn nên dùng cách “giả vờ” vứt thử nó đi. Có một cách mà những người sống tối giản hay sử dụng đó là gom hết những thứ định vứt rồi nhét chúng vào các thùng, túi hay giấu vào trong tủ. Điều quan trọng trong phương pháp này là để đồ đạc ở một nơi khác với chỗ để quy định của chúng. Thậm chí bạn có thể nhét chúng vào túi rác, chuẩn bị sẵn sàng để vứt chúng đi cũng được. Dù bạn có nhét vào túi rác cũng không có nghĩa là bạn phải vứt chúng đi thật.
Tùy theo món đồ mà bạn giấu chúng đi trong một tuần hay một tháng, để bạn thử sống mà không có món đồ đó xem sao. Làm theo cách này bạn sẽ nhận ra món đồ nào không cần thiết với mình. Trong khoảng thời gian này, nếu có việc cần thiết và bắt buộc bạn phải lôi món đồ nào đó ra thì bạn không cần phải vứt nó đi. Vì bạn thực sự cần dùng đến nó.

Tip 45: Discard anything that creates visual noise
Vứt những món đồ có màu sắc kích thích

Poisonous creatures are generally garish, sending out visual signals to stay away from them. Their bright colors aren’t meant to be relaxing. Objects with colors like that enter your field of vision, and hence your awareness, even if you aren’t particularly paying attention to them. Small articles adorned with colors are certainly cute. But larger items with bold colors will trigger visual fatigue, and then boredom. You won’t tire as quickly of objects that are easier on the eyes and less stimulating, and they can generally be used for longer periods of time.

Những sinh vật có độc tính mạnh thường có màu sắc lòe loẹt để cảnh báo các sinh vật khác đừng có lại gần và hãy coi chừng. Còn những vật tạo cảm giác thư giãn lại có màu sắc tương phản. Nếu để các món đồ đó trong nhà, chúng sẽ giúp bạn thư giãn mắt, dù có nhìn hay không, bạn cũng thấy thật thoải mái. Những món đồ nhỏ nhắn nếu được phối màu khéo léo sẽ rất dễ thương, nhưng những vật có màu sắc kích thích mạnh sẽ làm bạn dễ nhàm chán hơn bởi chính sự kích thích đấy. Tóm lại, những món đồ có gam màu nhạt, gam màu có lợi cho mắt thường lâu chán hơn và dùng được lâu hơn.

Tip 46: One in, one out
Mua một cái, giảm một cái

This is one of the golden rules of minimizing: If you want to buy something, first get rid of something else. Even in the process of minimizing, there will be new items that we need. You can start by getting rid of two or three items when you buy one new item. Once you’re down to just your essential possessions, stick with the “one in, one out” rule.

Đây cũng là quy tắc vàng trong lối sống tối giản. Cũng có người gọi nó là: Một vào, một ra. Khi bạn muốn mua một cái gì đó, trước hết hãy vứt một thứ đi đã. Để thực hiện tốt quy tắc này, có một phương pháp gọi là “quy định số móc áo”. Trước hết bạn hãy quy định số móc áo của mình. Sau đó vứt tất cả số quần áo thừa ra so với số móc, dù nó mới hay cũ. Như vậy số quần áo trong nhà bạn sẽ không tăng lên nữa.

Tip 47: Avoid the Concorde fallacy
Tránh đi quan niệm Concorde

Have you ever heard of the term “Concorde fallacy”? The development of the Concorde, a supersonic jet, is said to have cost about $4 billion. The British and French governments continued to pour money into the project even when it was clear the jet wasn’t going to be commercially successful, and it eventually led to about $10 billion in losses. Even when we know that the outlook isn’t very bright, it’s hard to stop doing something when you consider the time, effort, and costs that have already gone into development.

Có một cụm từ gọi là “hiệu quả Concorde”. Nghe nói chi phí phát triển dòng máy bay siêu thanh Concorde lên đến 400 tỉ yên. Tuy nhiên do không mang lại lợi nhuận và để thua lỗ kéo dài, việc kinh doanh máy bay này đã biến thành món nợ lên đến hàng nghìn tỷ yên. Nếu nghĩ đến công sức, thời gian và tiền bạc khi phát triển dòng máy bay này, nhà kinh doanh chắc chắn sẽ nhận ra đây là cuộc làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục việc kinh doanh máy bay Concorde. Việc này cũng giống với việc thả vốn đầu tư nhưng tiền vốn sẽ không bao giờ quay lại được, và người ta gọi là chi phí chìm.

Tip 48: Be quick to admit mistakes. They help you grow.
Nhanh chóng thừa nhận sai lầm. Điều này sẽ giúp bạn phát triển.

We’ve all done it: we go shopping, buy an outfit that looks good on us in the store, take it home and wear it a few times, and then leave it in the closet. We haven’t gotten our money’s worth yet so it’s hard to throw it away. Or actually, we don’t even consider throwing it away. It’s still new, after all. Why do we make these shopping mistakes?
Maybe we didn’t really love the outfit that much, but the shop attendant was very nice. Or it wasn’t a perfect fit, but we saw someone else wearing it and it looked great on them. Perhaps it was so cheap, we just had to grab it. Even though the warning signs were already there, we ignored them in favor of the seeming benefits. I still make these types of mistakes.
When we experience shopping mistakes like this, it’s better to get rid of the item sooner rather than later. It isn’t healthy to spend any more time with an item that signals “failure” to you. Instead, let’s try to recognize and learn from our mistakes as soon as we can, so we can make a smarter choice the next time around.

Có những bộ quần áo khi mặc thử ở cửa hàng tôi thấy rất hợp, nhưng khi đem về nhà lại chẳng ưng tí nào. Vì thế tôi chẳng mấy khi đụng đến nó. Dần dần tôi nhận ra mình mua lỗ cái áo này rồi, và chẳng muốn vứt nó đi.
Trước khi bạn định giữ nó lại để dùng cho hết số tiền bạn đã bỏ ra ban đầu, bạn nên nghĩ lại xem vì sao bạn lại mua lỗ thế này. Thường thì nó sẽ có mấy nguyên nhân sau:
Mặc dù đã mặc thử, nhưng không hiểu sao vẫn mua cái áo xấu thế. Thấy một ai đó mặc cái áo đó rất đẹp nên nghĩ rằng mình cũng mặc đẹp, nhưng thực ra nó chẳng hợp với mình. Thấy rẻ nên mua. Lúc ở cửa hàng không nhận ra nhưng để người khác ngắm thì lại thấy.
Những lỗi như trên cho đến bây giờ tôi vẫn hay mắc phải.
Khi bạn thấy thất bại với một món đồ nào đó, tôi khuyên bạn nên vứt nó ngay đi. Nếu bạn vẫn cố giữ nó ở nhà thì trong đầu bạn lúc nào cũng chỉ xoay quanh nóvà nghĩ: “Ôi thật sai lầm”… Và nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Thay vào đó, bạn nên coi đó là tiền học phí về thất bại và ghi nhớ kỹ lí do vì sao bạn lại thất bại. Như vậy lần sau bạn sẽ chọn tốt hơn.

Tip 49: Think of buying as renting.
Nghĩ đến việc mua như đi thuê.

A friend of mine buys a lot of clothes but makes a point of saving all the tags in a bag. He wears his clothes for one season and then he sells them at auction, together with the tags he’s saved. With the tags, he can sell his goods at better prices, sometimes for more than he bought them for. He tells me that he considers his clothes “rented from the stores,” and when it comes time to “return” them, he sells them to someone else.
I think this is quite an intriguing idea. When you treat the clothes that you buy like they’re rented, you handle them with more care. Then you can recycle them in better condition, and you won’t be letting anything go to waste. If we think of our purchases as only temporary possessions, it keeps us humble and allows us to better appreciate them.

Tôi có một người bạn, anh ấy mua rất nhiều quần áo, nhưng chẳng bao giờ anh ấy bỏ đi mấy cái nhãn mác, mà cất riêng trong túi. Những nhãn mác ấy sẽ được gom lại và đưa đến các chợ đấu giá. Thỉnh thoảng anh ấy còn bán được chúng với giá đắt hơn lúc mua quần áo nữa.
Theo như anh ấy nói thì việc này có cảm giác như đang “thuê quần áo của cửa hàng vậy”. Và thay vì trả lại cửa hàng, anh ấy cho một người khác thuê lại nó.
Ý tưởng này rất thú vị. Nếu bạn coi những thứ mua chỉ là đồ đi thuê và sau này cho người khác thuê lại, bạn sẽ giữ gìn chúng cực kỳ cẩn thận. Bạn cũng sẽ không dùng chúng một cách lãng phí. Khi đó, bạn sẽ không còn nghĩ “đồ của riêng mình” mà chỉ là “đi thuê một thời gian” mà thôi. Đây không chỉ là vấn đề sở hữu tài sản, mà còn rèn cho bạn thái độ khiêm tốn.

Tip 50: Don’t buy it because it’s cheap. Don’t take it because it’s free.
Đừng mua vì chúng rẻ. Đừng nhận vì chúng miễn phí.

When people buy something worth $50 for $20, they generally think they’ve saved $30 of their money. It’s as if they’ve actually received $30 by buying that particular product. But we never think about the space we need to store that item in our homes. Let’s do a little arithmetic with my rent.
In my case, the monthly rent for my apartment is 67,000 yen (about $650) for twenty square meters, which comes to about 3,000 yen (about $30) per square meter. If the item I bought above for 2,000 yen (about $20) was a one-square-meter dresser, the 3,000 yen I thought I saved would be canceled out right away by the space it took up. It’s dangerous to buy something just because it’s cheap.
Even something free can be risky. You’re bound to be aware of something once you own it, and that alone requires space in our brains. Time and effort will also be needed to manage and care for whatever the item might be. So as it turns out, that “free” item will cost you. Remembering that can help us avoid accumulating too many things just because they happen to be cheap or free.

Mua một món đồ năm nghìn yên chỉ với giá hai nghìn yên, mọi người sẽ có cảm giác được lợi ba nghìn yên. Nó cho bạn cảm giác chỉ cần mua món đồ này là bạn nhận được ba nghìn yên tiền mặt vậy. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chúng ta cần phải trả tiền cho chỗ để của đồ vật nữa đấy. Chúng ta hãy làm một phép toán đơn giản. Nhà của tôi rộng 20m2, tiền nhà là 67 nghìn yên. Vậy bình quân một tháng tôi phải trả ba nghìn yên cho mỗi mét vuông. Giờ giả sử món đồ hai nghìn yên lúc nãy chiếm mất vị trí của cái tủ quần áo 1m2 thì thế nào? Cuối cùng thì bạn vẫn chẳng được giảm giá tí nào cả. Đấy chính là hệ quả khi bạn mua đồ rẻ.
Bạn cũng đừng nhận đồ miễn phí, vì chúng cũng gây ra nhiều tổn thất cho bạn. Chỉ nguyên việc bạn sở hữu món đồ đấy cũng đã lấy đi một phần trong bộ nhớ của bạn, sau đó là thời gian, công sức để bảo quản nó. Chẳng có món đồ gì là thực sự miễn phí cả. Sở hữu món đồ nào đó không đơn thuần là bạn mất tiền mua mà còn mất nhiều chi phí khác nữa. Nếu nhận ra điều này, bạn sẽ hạn chế được việc mua đồ chỉ vì món lợi trước mắt.

Tip 51: If it’s not a “hell, yes!” it’s a “no.”
Thời điểm mà bạn đắn đo liệu có vứt đi được không chính là lúc bạn có thể vứt nó đi.

There’s a phrase I like that goes, “If it’s not a ‘hell, yes!’ it’s a ‘no.’ ” When we ask ourselves, “Should I get rid of this?” we can turn that around: “If it’s not a ‘hell, no!’ it’s a ‘yes.’ ” It’ll help us discard everything except the things we absolutely can’t part with. And we’ll be able to manage just fine.

Có một câu nói mà tôi rất thích: “Tuyệt đối thì Yes, còn lại là No.” Áp dụng vào trường hợp vứt đồ như chúng ta thì nên đổi lại một chút: “Tuyệt đối thì No, còn lại là Yes.” Ngoài những thứ bạn tuyệt đối không muốn vứt, những thứ còn lại bạn có thể vứt hết.

Tip 52: The things we really need will always find their way back to us.
Những thứ mà chúng ta thật sự cần sẽ tìm đường quay về với chúng ta.

Chances are, you aren’t ever going to miss something so much that you become depressed or filled with regret. And if something like that did actually happen, you’d always be able to get hold of it once more. You’ll be able to read a book that you want to read again, and someone out there will always have that item that you need to see again. If you miss it so badly that you can’t sleep at night, you can always beg its current owner to return it or ask the retailer to send you another one. There are very few things that will become completely out of reach.

Giả sử khi bạn vứt bỏ một món đồ, sau đó bạn cứ nhớ nó mãi, nhớ đến mức không ngủ được, đến mức đau đầu… thì hãy nhớ là bạn có thể có lại nó bất cứ lúc nào. Nếu muốn đọc lại một cuốn sách, bạn sẽ đọc được nó. Chắc chắn là có người đang giữ nó. Và nếu bạn nhớ nó đến mức không ngủ được, vậy hãy đến gặp người đó và mượn lại. Tuy nhiên, những món đồ khiến bạn như vậy thì cũng không có nhiều đâu.

Tip 53: Keep the gratitude
Giữ thái độ biết ơn

We part with items that we’ve received as gifts. We part with items that used to belong to someone who passed away. We part with items that we can’t really make good use of. At those moments, it’s the feelings of gratitude we should be embracing.
Someone gave you something, but you don’t need it. Though we may not particularly think about it, we will always harbor some type of small resentment about it somewhere in our hearts. But hanging on to that item despite that resentment is disrespectful to the giver and a waste of your energy.
I think it’s much more beautiful to focus on your gratitude toward that person as you say a final goodbye to what they gave you. That strong sense of appreciation will remain etched inside us, even after the item is gone, and that’s what’s really important.

Hãy vứt những món đồ bạn được tặng. Hãy vứt những món đồ mà người đã khuất để lại. Hãy vứt những món đồ mà bạn không dùng hết tính năng của nó. Nhưng hãy nhớ là không bao giờ được vứt đi lòng biết ơn của mình.
Chắc ai cũng từng nhận được những món quà mà mình không cần. Dù bạn không có ý gì cả nhưng đâu đó trong lòng bạn cũng thấy khó chịu. Nếu bạn cứ giữ mãi món đồ đó và khó chịu với nó thì thật sự rất không phải với người đã tặng quà cho bạn. Và trên hết bạn cũng đang lãng phí tình cảm của mình vào chuyện không đáng.
Cuối cùng, trước khi đưa món đồ nào đó đi, bạn nhớ là hãy biết ơn. Biết ơn người đã làm ra món đồ đó, biết ơn người đã nhận món đồ đó cho bạn. Thay vì sống mãi trong khó chịu, sự trân trọng và biết ơn sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn rất nhiều. Và sự biết ơn đó sẽ đọng mãi trong trí nhớ bạn. Sau cùng, những thứ còn lại với bạn mới là thứ quan trọng nhất.

Tip 54: Discarding things can be wasteful. But the guilt that keeps you from minimizing is the true waste.
Vứt bỏ thứ gì đó có thể là lãng phí. Nhưng cảm giác lo lắng sẽ cản bạn thực hiện tối thiểu hoá một cách đúng mực.

I agree that it’s a waste to discard something that can still be used. I don’t like simply throwing things into the trash can myself, and I try to let go of my things in such a way that they might be of use to someone else.
The real waste, though, is the psychological damage that you accrue from hanging on to things you don’t use or need.
You feel guilty when you look at items that someone gave you as gifts, or that you purchased but never got around to using. They might still be usable, and it would be a waste to throw them away. By keeping these items, though, you guarantee that you’ll continue to feel this way today, tomorrow, and beyond. Now, I think that is a true waste.

Vứt bỏ những đồ còn dùng được thật là lãng phí. Hay đồ mới mua chưa dùng lần nào mà đã phải bỏ cũng là điều hết sức lãng phí.
Tuy nhiên, có thể bạn không biết, sự lãng phí đấy đơn thuần chỉ là cảm nhận của bạn mà thôi. Tôi cũng không muốn vứt bỏ đồ đi trong khi nó vẫn còn sử dụng được, thế nên tôi hay cho ai đó cần dùng đến nó. Tuy nhiên, cứ mỗi khi món đồ nào đó rời khỏi mình, bạn vẫn có thể cảm thấy lãng phí.
Mặc dù không thích nhưng đó là món quà nhận được, nếu vứt nó đi thì thật áy náy với người tặng. Hay đồ còn dùng tốt mà đã vứt đi mới lãng phí. Chính vì vậy mà hôm nay, ngày mai hay cho đến mãi sau này bạn vẫn sẽ cảm thấy như vậy và không thể nào vứt đồ đi được. Đó chính là sự thật đằng sau “sự lãng phí”.

Tip 55: The things we say goodbye to are the things we’ll remember forever.
Những thứ mà chúng ta nói lời tạm biệt là những thứ mà chúng ta sẽ nhớ mãi.

I’ve scanned every single letter I’ve received and have thrown away all the originals. Among them, there’s something that I’ll never be able to forget. It’s a train route guide that my mother wrote for me by hand. I left my hometown in Kagawa Prefecture when I enrolled at a university in Tokyo. My mother’s guide spelled out which trains to transfer to once I arrived at Haneda Airport so I could get on the monorail train, then the Yamanote Line, then the Seibu Shinjuku Line, and so forth. I don’t have a very good sense of direction, and we didn’t have smartphones back then. I wonder how my mother felt as she watched me leave for Tokyo?
I’d forgotten that I still had this handwritten train route guide; it had been buried in the mountains of letters that I’d been keeping. It was only when the time came to throw it all away that I realized how valuable it had been to me. As we know, throwing things away does not necessarily mean throwing away our memories. In truth, sometimes the act of saying goodbye is what actually ensures that those memories will remain with us forever.

Tôi đã scan tất cả những bức thư nhận được rồi vứt chúng đi. Trong số những bức thư ấy, có những bức thư dù vứt đi rồi nhưng tôi cũng không thể nào quên.
Đấy là bức thư “hướng dẫn đổi tàu” mà mẹ đã viết cho tôi. Đó là lúc tôi rời Kagawa lên Tokyo học đại học, bắt đầu cuộc sống một mình. Lo lắng cho tôi lần đầu sống ở nơi xa lạ, mẹ đã viết cho tôi một bức thư về cách chuyển tàu từ sân bay Haneda về thành phố. Lên tàu có chở hàng, đổi sang tuyến Yamanote, rồi lại đổi sang Seibushinshyuku… Đó chính là bức thư mà mẹ đã viết cho tôi, một kẻ mù đường, thậm chí còn không có điện thoại di động. Mẹ đã luôn lo lắng mỗi khi tôi lên Tokyo một mình.
Tuy nhiên, lúc còn giữ bức thư này, tôi đã không nhớ là mình có một thứ như thế. Và khi vứt nó đi, tôi mới bắt đầu thấy trân trọng nó. Bởi tôi sẽ chẳng nhìn thấy bức thư đó lần nào nữa. Không phải bao giờ vứt đi cũng đồng nghĩa với lãng quên. Có những thứ chính vì vứt đi mà bạn sẽ không bao giờ quên.

15 more tips for the next stage of your minimalist journey

Tip 1: Fewer things does not mean less satisfaction.
Ít đồ hơn không có nghĩa là độ hài lòng thấp hơn

It’s said that having a possession is knowing that you own something and having a strong awareness of that ownership. That’s the way our brains function. To be acutely aware of a small group of cherished possessions, rather than having a haphazard awareness of a large pile of adequate possessions, can double or triple the satisfaction we get from our things.
We feel greater satisfaction when we own and treasure one irreplaceable coffee cup than we do when we have two or three mugs that we aren’t particularly crazy about. Reducing the number of items that we own does not reduce our satisfaction.

Sở hữu một món đồ nghĩa là bạn biết rằng mình đang có nó trong tay. Tức là chúng ta cần lưu chúng vào trong bộ nhớ. Đó không phải là những ký ức hỗn độn về một đống đồ đạc, mà là những suy nghĩ yêu thương với các món đồ của mình. Nếu làm được vậy, bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn gấp hai, ba lần.
Thay vì sắm hai, ba chiếc cốc cà phê và sau đó không biết là để ở đâu trong nhà, bạn chỉ cần một chiếc duy nhất và có thể biết nó đang ở đâu, nó như thế nào… Nếu bạn cho rằng chỉ có nhiều đồ mới thoải mái, bạn chỉ càng muốn có nhiều đồ hơn thôi. Cho dù bạn liên tiếp mua thêm từng cái, từng cái một thì bạn cũng chẳng bao giờ thấy hài lòng. Và cuối cùng thì chính bạn cũng chẳng nhớ được mình mua nó lúc nào hay để nó ở đâu. Giảm bớt đồ không có nghĩa là bạn giảm luôn cảm giác thoải mái của bản thân.

Tip 2: Find your unique uniform
Đồng phục hoá quần áo hằng ngày

Steve Jobs always wore the same clothes: a black turtleneck by Issey Miyake, Levi’s 501s, and a pair of New Balance sneakers, which even served as his attire for public presentations. Facebook founder Mark Zuckerberg seems to be fond of a gray T-shirt. Einstein is said to have always worn the same type of jacket. These people took the time that others spend on choosing clothes and chasing trends and turned their attention instead to the things that mattered most to them.
We don’t need to have a lot of clothes to live a clean, comfortable life. While others may like to vary their looks, there’s a stylishness to wearing the same clothes that are perfect for us and using them as a kind of personal uniform.
Though some people might judge you if you’re always wearing the same style, I think that will eventually become a thing of the past. I agree that fashion can be fun, but chasing trends can get excessive in today’s world.

Steve Jobs luôn mặc những bộ quần áo giống nhau. Một chiếc áo đen cổ lọ của ISSEY MIYAKE, chiếc quần Levi 501, và đôi giầy thể thao của New Balance. Dù trong các sự kiện truyền thông, ông cũng luôn mặc như vậy.
Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, luôn mặc áo phông xám. Einstein luôn mặc cùng một kiểu áo khoác. Những con người vĩ đại, nổi tiếng ấy luôn tiết kiệm thời gian chọn đồ hay chạy theo trào lưu mỗi ngày để tập trung cho những việc quan trọng.
Với họ, số lượng quần áo đủ để sinh hoạt là không nhiều. Họ chỉ chọn những bộ quần áo hợp với mình nhất và lúc nào cũng biến những bộ quần áo của mình thành đồng phục.

Tip 3: We find our originality when we own less.
Chúng ta sẽ tìm thấy cá tính riêng khi chúng ta sở hữu ít đi.

I think being truly original has nothing to do with any of these things. All the minimalists I’ve met to date have been uniquely individual and pretty cool, even if they were wearing very orthodox clothing as their personal uniform.

Những người sống tối giản mà tôi đã gặp, dù họ có đồng phục hóa quần áo của mình hay không, dù cuộc sống có rất bình thường đi chăng nữa, thì với tôi họ cũng rất cá tính.

Tip 4: Discard it if you’ve thought about doing so five times.
Bỏ nó đi nếu bạn đã có ý định này đến năm lần.

We humans think roughly sixty thousand thoughts in a single day. I’ve tried tracking my thoughts and found that they really do go flying about in every direction.
Maybe there’s a cup sitting on the table in front of me after I’ve had my coffee. I can still taste the coffee in my mouth. I touch my lips, I want to brush my teeth—that’s right, I need to buy a new toothbrush. And speaking of toothbrushes, there was this thing that happened the other day . . . and so forth.
In this way, our awareness is an endless chain of thoughts. A single thought out of the sixty thousand that come to mind in a day will, quite naturally, go by unnoticed.
Even if you haven’t arrived at a concrete decision to discard something, chances are you’ve probably thought about it briefly when you glance at the item. If those casual glances have occurred five times, it means you’re ready to part with that item. Those five passing thoughts will soon multiply to a hundred and then a thousand if you don’t act.

Con người chúng ta trong một ngày suy nghĩ đến 60 nghìn lần. Khi tôi chú ý đến suy nghĩ của mình, tôi nhận ra mình toàn suy nghĩ những việc không đâu. Mỗi khi lướt net, trong lúc tra từ khóa của mình, tôi hay lang thang sang các trang khác. Những suy nghĩ trong đầu tôi cũng vậy. Ví dụ tôi có một chiếc cốc uống cà phê. Khi uống nó, tôi sẽ thấy là mình chạm môi vào nó, rồi muốn đánh răng, muốn đánh răng thì phải mua bàn chải. Đến lúc đánh răng thì tôi cũng lại nghĩ toàn những chuyện chẳng hay ho gì.
Bản năng con người là luôn phát triển từ những suy nghĩ và suy nghĩ không ngừng. Vậy nên trong 60 nghìn lần suy nghĩ, hầu như không có suy nghĩ nào là được chúng ta tự ý thức là phải nghĩ đến nó cả. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy những món đồ mà dù bạn không có ý vứt nó đi thì bạn cũng tự nảy ra suy nghĩ: Liệu có vứt nó đi được không nhỉ? Nếu bạn đã từng có suy nghĩ đấy khoảng năm lần thì đã đến lúc bạn vứt nó đi được rồi. Bởi sau đó 100 lần hay 1000 lần thì bạn vẫn chỉ băn khoăn như thế thôi.

Tip 5: If you’ve developed your minimalist skills, you can skip the “see you later” stage.
Nếu bạn đã phát triển kỹ năng tối giản, bạn có thể bỏ qua giai đoạn “chào tạm biệt”.

There’s only one item that I bought again after letting it go. It’s a foot massager from the manufacturer Omron. I love it so much I even memorized the model number. I bought one as a gift for my mother, and I gave my brother the one that I had been using. But as it turned out, I couldn’t forget how good it felt to have my feet massaged by that little device, so I went out and bought it again. Then later, I felt I was ready to part with it again and went ahead and sold it. I’ll probably hang on to it forever if I end up buying it a third time.

Tính đến hiện tại, chỉ có duy nhất một món đồ mà sau khi bỏ đi tôi lại mua về. Đó là máy mát xa chân của Omron. Tôi thích nó đến nỗi cả số hiệu của nó tôi cũng nhớ. Tôi đã từng mua một cái tặng mẹ tôi và cho anh trai tôi cái tôi có. Nhưng sau đó tôi không thể nào quên được cảm giác thoải mái ở lòng bàn chân khi dùng cái máy mát xa này. Lúc đó tôi đã cho anh trai tôi mất rồi nên đành mua một cái mới. Sau đấy tôi lại nghĩ là mình có thể bỏ nó đi nên lại bán một lần. Sau ba lần vứt đi, mua lại, có lẽ giờ tôi sẽ giữ nó luôn trong nhà.

Tip 6: A little inconvenience can make us happier.
Một chút bất tiện cũng làm chúng ta hạnh phúc hơn.

I recently got rid of all the towels I have at home and switched to a single tenugui, a thin Japanese hand towel. It’s amazing. It can be used in many ways, and you’d be shocked by how quickly it dries. I use it, leave it hanging, and it’s dry the next time I need it. I use it to wash my hands, do the dishes, and dry my body after taking a shower. All my old towels used to make up about two-thirds of my laundry. Without all those soft and fluffy—but also bulky—towels, doing the laundry has become much easier.

Gần đây, tôi đã vứt hết khăn tắm trong nhà, thay vào đó là khăn lau. Và tôi nhận ra khăn lau thật tuyệt vời. Nó có thể dùng ở nhiều nơi, nhanh khô hơn khăn tắm. Sau khi dùng xong chỉ cần treo lên, lần sau ra lấy là đã khô luôn rồi. Ở phòng giặt đồ, sau khi rửa tay xong tôi dùng khăn lau, sau khi giặt quần áo xong tôi dùng khăn lau, và sau khi tắm xong tôi cũng lau người bằng khăn lau. Trước đây, khăn mặt và khăn tắm phải chiếm hai phần ba trong đống đồ giặt hàng ngày của tôi. Bây giờ, khi không có mấy cái khăn tắm dầy xù đấy thì việc giặt giũ của tôi gọn nhẹ hơn nhiều.

Tip 7: Discard it even if it sparks joy.
Vứt bỏ cả những món khiến con tim bạn rộn ràng

The cross was something that sparked my joy, even when I parted with it. Still, I’m really glad I worked up the courage to say goodbye to it. Since then, I no longer spend time looking for souvenirs when I travel. I follow the example of Snufkin—one of the characters from Tove Jansson’s Moomin—and only look at souvenirs, no matter how tempting they are. This has allowed me to focus more on the journey itself. And what is life if not a journey? Be brave and let go of things that spark joy—what you gain can be tremendous.

Lúc vứt cây thập giá đấy đi, tôi cảm thấy vô cùng luyến tiếc. Nhưng sau khi vứt đi, tôi lại cảm thấy thật thoải mái. Sau này, mỗi khi đi du lịch, tôi không phải mất thời gian đắn đo xem mua cái gì làm quà nữa. Mà dù có thấy món nào mình thích đi chăng nữa, tôi cũng sẽ học theo nhân vật hoạt hình Snufkin, chỉ nhìn mà thôi. Như vậy, toàn bộ thời gian của tôi chỉ tập trung vào chính chuyến đi của mình. Bỏ đi những món đồ khiến bạn lưu luyến, đổi lại bạn có được rất nhiều.

Tip 8: Minimalism is freedom—the sooner you experience it, the better.
Lối sống tối giản là tự do – trải nghiệm càng sớm càng tốt

The memories of the trouble we went through to obtain a certain object, the price we paid to make it our own, or the stories that surround it will raise its value to us. But no matter how expensive or how wonderful an item may be to us, it won’t have that same value to someone else. It will simply be another item.
This thought crossed my mind when I was thinking about what would happen if I passed away, or something serious happened to me suddenly. All my possessions would become a burden to my loved ones. Yet because I had minimized most of my belongings, I realized I had also minimized the trouble I would cause others in such circumstances. It’s a sad thing to think about, but for some reason I felt a sense of freedom. Without such a morose concern hanging over me, I felt stronger and free to tackle the next stage of my life.

Những cố gắng, những gian nan để có được món đồ hay những kỷ niệm, những câu chuyện cất giấu trong món đồ đó còn cao hơn giá trị thị trường của nó rất nhiều. Bởi vậy, khi chúng ta, chủ nhân của những ký ức đó mất đi cũng đồng nghĩa với giá trị của món đồ bị mất đi. Dù món đồ đó đắt tiền đến đâu, tuyệt vời thế nào, nhưng nếu để người khác nhìn vào thì họ cũng chỉ thấy một thứ tầm phào mà thôi.
Sau khi đã giảm bớt được khá nhiều đồ, tôi cũng vơi bớt cảm giác: một khi tôi có xảy ra chuyện gì thì cũng ít phiền hà đến người khác. Có thể tôi suy nghĩ quá xa xôi, nhưng thực sự là tôi đã cảm thấy bản thân mình được “tự do”. Và tôi có thể dành nhiều công sức hơn cho những hoạt động khác.

Tip 9: Discarding things may leave you with less, but it will never make you a lesser person.
Giảm bớt đồ đạc không có nghĩa là giảm bớt con người bạn

When you’re surrounded by a lot of things, getting rid of your cherished items may seem like you’re tearing away pieces of yourself. But remember, those things aren’t you; your close connection to them is entirely a creation in your mind. You won’t become less of a person by doing away with those things. In fact, you may actually be pleasantly surprised to find that with all those extraneous possessions out of the way, the true you will begin to come alive.

Khi cuộc sống của bạn còn bị vây quanh bởi những món đồ, có thể bạn sẽ thấy vứt đồ đi cũng như vứt đi chính con người mình. Nhưng thực tế thì đồ đạc không phải là một phần thân thể của bạn, chúng chỉ là những vật ngoài thân. Đồ vật và bản thân con người bạn không liên quan gì với nhau nên dù bạn có giảm bớt đồ thì con người bạn cũng không ngót lại được. Không những thế bạn còn thấy bản thân mình hoạt bát, thoải mái hơn trước rất nhiều. Cho dù là giảm bớt đồ nhưng con người bạn lại “tăng” thêm nhiều đấy chứ.

Tip 10: Question the conventional ways you’re expected to use things.
Thay đổi suy nghĩ về cách sử dụng thông thường của đồ đạc

I’ve recently started hanging my sponge out to dry, influenced by Marie Kondo, who says she hang-dries all kinds of things, including her cutting board and dishwashing sponge. This has enabled me to get rid of the sponge dish with the suction cups that I hated. Kondo went beyond the common sense that cutting boards and sponges didn’t belong on a laundry line. Our possessions will keep increasing if we’re constrained by the standard uses or conveniences of each item, but we can de-clutter surprisingly well if we ignore convention.

Trong tác phẩm của Marie Kondo, cô ấy có nói là “phơi” thớt và giẻ rửa bát. Gần đây, tôi cũng bắt đầu học theo cô ấy, phơi giẻ rửa bát của mình và vứt mấy cái móc treo tường vốn dùng để treo giẻ rửa bát. Marie Kondo đã không đi theo những suy nghĩ thông thường như không để thớt hay giẻ rửa bát dưới hiên nhà. Thông thường thì món đồ này chỉ dùng cho việc này, mỗi khi cần làm một việc gì đấy ta lại cần một món đồ thích hợp riêng cho nó. Nếu chỉ tận dụng mỗi điểm lợi ích duy nhất đấy thì đồ đạc trong nhà bạn cũng khá nhiều đấy. Thay vào đó, nếu bạn không phụ thuộc vào cách sử dụng thông thường của từng món đồ thì đồ đạc trong nhà bạn sẽ được giảm đi khá nhiều.

Tip 11: Don’t think. Discard!
Đừng nghĩ nữa. Hãy vứt đi!

Tip 12: Minimalism is not a competition. Don’t boast about how little you have. Don’t judge someone who has more than you.
Lối sống tối giản không phải là cuộc thi đua. Đừng tự hào khi bạn có ít, cũng đừng chỉ trích những người có nhiều.

In my opinion, a person can be surrounded with a lot of possessions that are truly necessary to them. If owning many things gives someone real meaning and purpose, then there’s really no need for them to try to get rid of anything. There’s no reason to judge a person like that.
Similarly, there’s no need to go too far and part with things that are really necessary for you. Minimalism is not a rite of penance, nor is it a competitive sport. It is simply a means to an end.

Và bạn cũng nên biết rằng dù bạn có bị vây quanh một đống đồ đi chăng nữa, nhưng nếu chúng đều là những thứ quan trọng với bạn, khiến bạn vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống thì bạn chẳng cần phải vứt chúng đi làm gì. Vì lẽ đó, chúng ta chẳng có lý do gì để chỉ trích những người có nhiều đồ cả. Chúng ta không thể bắt họ vứt đồ một cách vô lý khi họ vốn chỉ có những đồ quan trọng. Lối sống tối giản không phải là cực hình mà chúng ta phải chịu. Thế nhưng lại có những người tự mình nhận lấy cực hình đó, thậm chí còn viết trong hồ sơ của mình là “đang tu hành” để thành người sống tối giản. Với tôi, việc nhất định phải có ít đồ như thế chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tip 13: The desire to discard and the desire to possess are flip sides of the same coin.
Khát khao vứt bỏ và khát khao sở hữu là hai mặt của đồng xu.

It can be pretty stimulating when you start getting rid of your possessions. It’s refreshing, and the rewards for finding the courage to let go of things are immediately visible. Once you fall under the spell of this minimizing process, parting with your possessions becomes a supreme directive, so much so that it’s almost like you’ve contracted “get-rid-of-everything” disease. You feel proud of your achievement, and then you start feeling critical about people who have a lot of stuff.
There’s stimulation in both discarding and obtaining alike, so we shouldn’t become too dependent on either type of action. We know that when you decide to discard something you should ask yourself, “Is this something that I really need?” In the same way, it’s also necessary to ask ourselves, “Is this something that I should really get rid of? Am I trying to discard it for the sole purpose of reducing everything I have?

Vứt bớt đồ đạc có thể làm bạn thấy phấn khích. Việc này giúp bạn cảm thấy thoải mái. Khi bạn bị nghiện cảm giác này, vứt đồ trở thành công việc “đam mê” của bạn. Khi đó, bạn đã mắc phải căn bệnh tên là muốn vứt đồ. Thậm chí bạn còn cảm thấy khó chịu với những người sở hữu nhiều đồ đạc.
Cả hai việc “cắt giảm đồ đạc” và “sắm thêm đồ” đều có tính kích thích và khiến con người thấy thoải mái. Cũng giống như lời khuyên với người nghiện mua sắm, bạn không nên lệ thuộc vào những kích thích mà căn bệnh vứt đồ này mang lại. Với một người thích sắm đồ, trước khi vứt một món đồ nào đó họ nên tự hỏi mình: Nó có thực sự quan trọng với mình? Tương tự như vậy, với một người thích vứt đồ, trước khi vứt, bạn nên tự hỏi: Mình có nên vứt món này đi không? Hay mình chỉ vứt đi để trong nhà có ít đồ hơn thôi.

Tip 14: Find your own minimalism.
Tìm ra phong cách tối giản của riêng bạn.

Maybe you don’t think you qualify as a minimalist unless all your possessions fit into a single suitcase, or you sleep in a sleeping bag. But rest assured, there are no such requirements. There is no single correct definition of a minimalist. Maybe after you’ve parted with a lot of your possessions, a big piano remains sitting in your home. As a result of reducing a lot of your belongings, you’ve become aware of what’s truly necessary and important to you: music.

Nếu không nhét được hết đồ dùng vào một va li, bạn không phải là người sống tối giản. Nếu không ngủ trong túi ngủ, bạn không phải là một người sống tối giản… Thực sự thì chưa bao giờ có những quy định như vậy về lối sống tối giản. Cũng chẳng có khuôn mẫu chung nào cho người sống tối giản. Tôi biết có một người sau khi cắt giảm hết đồ đạc, thứ còn lại trong nhà anh ta là chiếc piano to đùng. Bởi với anh ta, âm nhạc mới là thứ cần thiết trong cuộc sống. Lối sống tối giản chỉ là phương tiện giúp bạn nhận ra những thứ thực sự quan trọng với bản thân mình.

Tip 15: Minimalism is a method and a beginning.
Lối sống tối giản là một phương pháp và là một khởi đầu.

I’ve mentioned some of the traps that minimalists may fall into, but I would like to say here that minimalism is still something that I would recommend to nearly everyone. Society today puts too much weight on material objects, and there are too many people who own way more than they need.
For a minimalist, the objective isn’t to reduce, it’s to eliminate distractions so they can focus on the things that are truly important. Minimalism is just the beginning. It’s a tool. Once you’ve gone ahead and minimized, it’s time to find out what those important things are.

Có nhiều người đã nêu lên những nguy hiểm dễ mắc phải khi theo lối sống này. Nhưng riêng bản thân tôi, tôi vẫn ủng hộ nó. Bởi xã hội hiện đại ngày càng coi trọng vật chất và có quá nhiều người đang sở hữu đồ đạc nhiều hơn mức cần thiết.
Người sống tối giản là những người biết cắt giảm đồ đạc vì những thứ quan trọng với bản thân. Mục đích của lối sống này không phải là giảm bớt đồ mà là ưu tiên những thứ quan trọng bằng cách giảm bớt đồ. Lối sống tối giản chỉ là phương tiện, dụng cụ để bạn đạt được mục đích đó mà thôi. Và điều quan trọng bạn tìm thấy sau khi cắt bớt đồ đạc sẽ khác nhau tùy theo mỗi người.


Leave a comment