(Dan Ariely) Predictably Irrational – Phi Lý Trí

Adam Smith đã trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta không đẩy sự gian lận của mình đi quá xa ngay cả khi chúng ta không thể bị phát hiện” một cách rất thú vị như sau: “Khi tạo ra con người cho xã hội, tự nhiên đã ban cho anh ta một niềm khao khát ban đầu để làm hài lòng và một sự căm ghét ban đầu để không làm phật ý bạn bè của anh ta. Tự nhiên dạy cho anh ta cách cảm nhận niềm vui trong điều kiện thuận lợi và nỗi đau trong điều kiện không thuận lợi”. Ý cho chúng ta biết rằng, trung thực luôn là chính sách tốt nhất.

Dan Ariely cũng đưa ra một ví dụ rất hay về tính trung thực, cho 2 nhóm người tham gia trả lời câu hỏi, trước khi tiến hành, nhóm 1 liệt kê 10 cuốn sách đã đọc, nhóm 2 liệt kê Mười lời răn của Chúa. Kết quả là nhóm 2 trả lời trung thực hơn, vậy điều kỳ diệu nào khiến Mười lời răn của Chúa lại khiến họ không gian lận? (Chương 11)

Vì chúng ta lớn lên trong xã hội, nên chúng ta tiếp thu những phẩm chất xã hội. Sự tiếp thu này dẫn đến sự phát triển của cái siêu tôi. Cái siêu tôi hài lòng khi chúng ta tuân theo đạo đức của xã hội. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn dừng đèn đỏ lúc nửa đêm mặc dù trên đường lúc đó chẳng có ai. Hành động như vậy kích thích não bộ khiến chúng ta cảm thấy hài lòng.

Một cuốn sách giải thích những hành động hằng ngày mà chúng ta cho là lý trí và nghĩ mình là người lèo lái thì hầu như đều phi lý trí theo một hướng nào đó. Tác giả cho chúng ta một kết luận bất ngờ: chúng ta đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng, thậm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí có hệ thống. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bất lực. Một khi đã hiểu chúng, ta có thể thắc mắc các quyết định sai lầm ở đâu và khi nào, từ đó trở nên cẩn trọng hơn.

Phi lý trí của Dan Ariely là một cuốn sách cực kỳ đáng đọc, buộc ta phải suy nghĩ hơn về tất cả những hành vi, sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

Leave a comment