How The Economy Works – Cách Nền Kinh Tế Vận Hành

Từ trước đến nay trong kinh tế luôn tồn tại hai trường phái đối lập và có sự bất đồng chính kiến dai dẳng về việc nền kinh tế nên được vận hành như thế nào. Một bên theo trường phái Cổ điển, cho rằng bản thân thị trường có khả năng tự điều tiết để trở nên cân bằng, do đó mọi sự can thiệp của chính phủ chỉ làm cho thị trường trở nên tồi tệ hơn. Bên còn lại theo trường phái Keynes, thị trường đôi lúc cần bàn tay của nhà nước để có thể cân bằng tốt hơn.

Cuốn sách lý giải được hầu như toàn bộ những thắc mắc mà sinh viên chuyên ngành Kinh tế gặp phải. Nguyên nhân lý thuyết Keynes suy yếu một phần là vì không thể giải thích được hiện tượng suy phát – stagflation – khi mà tỷ lệ thất nghiệp (U) và tỷ lệ lạm phát (I) cùng tồn tại ở mức cao. Từ đó, lý thuyết về đường cong Phillips được hình thành, cho rằng chính phủ buộc phải phải chọn 1 trong 2 điểm trên đường cong này, tức hoặc chọn U hoặc chọn I, hay cần phải có sự đánh đổi. Nhưng thuyết này cũng sớm bị thay thế bởi lý thuyết Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – Natural Rate Hypothesis.

Cuốn sách còn đưa người đọc quay về mốc xảy ra các cuộc Đại khủng hoảng hay suy thoái như 2 ngày thứ Hai đen tối 28/10/1929 và 19/07/1987 hay gần đây là 2008, cũng như lý do sụp đổ của Lehman Brother hồi tháng 9 năm 2008, hay cách phản ứng với thị trường của FED là luôn giảm lãi suất ngân hàng khi phản ứng với các cuộc khủng hoảng kinh tế,…
Một cuốn sách thật sự đáng đọc cho tất cả mọi người! 

Leave a comment