(James Rickards) Currency Wars – Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ

Chiến tranh tiền tệ – Currency War – là một trong những kết cục đáng sợ và có tính huỷ hoại cao nhất trong kinh tế học quốc tế. Theo hướng tính cực nhất, có thể xem đây là hình ảnh chẳng hay ho gì của việc một số quốc gia đánh cắp sự tăng trưởng từ các đối tác thương mại bằng chính sách “làm nghèo nhà hàng xóm” thông qua hành động phá giá đồng tiền – cách mà FED vẫn thường làm suốt bao lâu nay. Vậy tại sao phải phá giá đồng tiền của chính mình?
Ta có định nghĩa tổng quát về tăng trưởng: GDP = C + G + I (X-M), trong một nền kinh tế mà các cá nhân và doanh nghiệp không mở rộng chi tiêu/sản xuất (C), đồng thời chi tiêu công (G) cũng bị hạn chế, lựa chọn duy nhất còn lại là tăng xuất khẩu ròng (X-M), mà cách nhanh nhất để làm điều này là hạ giá đồng nội tệ. Cám dỗ của hành vi phá giá đồng nội tệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn dường như là không thể cưỡng lại. Phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu không hề là một vấn đề đơn giản. Nó có thể dẫn đến chi phí đầu vào tăng, những đợt phá giá trả đũa, những hàng rào thuế quan và cấm vận, suy thoái toàn cầu,… xảy ra rất sớm sau đó.

Cuốn sách cũng đề cập rất chi tiết các mối quan hệ giữa những đồng tiền mạnh của thế giới, mối quan hệ của USD-RMD giữa 2 bờ Thái Bình Dương, USD-EUR giữa 2 bờ Đại Tây Dương và EUR-RMB trên lục địa Á-Âu. Nếu quan hệ giữa đồng EUR và USD có thể được mô tả là sự tương thuộc qua lại thì quan hệ EUR và RMB đơn giản là sự phụ thuộc, tuy nhiên các ý đồ của Trung Quốc đối với châu Âu và đồng Euro đều dựa trên tư lợi và toan tính lạnh lùng.
SUY CHO CÙNG, CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ ĐỀU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG USD,…

Một cuốn sách rất hay cho các bạn học Tài chính – Ngân hàng!

Leave a comment